Tester là vị trí quan trọng tại nhiều công ty đặc biệt là những đơn vị lập trình phần mềm. Chính vì vậy, sự “khắt khe” trong tuyển dụng với vị trí này luôn rất cao đi liền với thu nhập ở mức tốt. Để vượt qua phỏng vấn Tester không phải dễ, bạn cần hiểu biết về câu hỏi phỏng vấn Tester dưới đây mà CodeGym đã tổng hợp lại để chuẩn bị hành trang chinh phục nhà tuyển dụng.
Nội dung
- 1. Câu hỏi phỏng vấn Tester kiểm tra nền tảng kiến thức cơ bản
- 2. Kiểm tra về kinh nghiệm thực tế của Tester
- Câu 1: Nên dừng thử nghiệm vào lúc nào?
- Câu 2: Code đáp ứng thông số kỹ thuật khi nào?
- Câu 3: Khi nào nên áp dụng kiểm tra tự động hơn là kiểm tra thủ công?
- Câu 4: Khi nào nên áp dụng kiểm tra thủ công hơn là thử nghiệm tự động?
- Câu 5: Kiểm tra có thể thực hiện ở bất kỳ giai đoạn nào, điều này có đúng không?
- Câu 6: Nếu sau quá trình test đã đảm bảo được các tiêu chí, yêu cầu nhưng khách hàng vẫn phàn nàn, bạn sẽ xử lý như thế nào?
1. Câu hỏi phỏng vấn Tester kiểm tra nền tảng kiến thức cơ bản
Kiến thức cơ bản chính là điều giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên về sự vững chắc, hiểu rõ vấn đề. Chính vì vậy, đừng bỏ qua những thông tin kiến thức cơ bản, rất có thể đây sẽ là những câu hỏi mà bạn gặp phải trong buổi phỏng vấn đó.
Câu 1: Kiểm tra phần mềm là gì?
Khi tôi kiểm tra phần mềm, tôi sẽ thực hiện một loạt hoạt động để tìm ra lỗi trong phần mềm và tiến hành sửa chữa trước khi tung ra sản phẩm chính thức. Thông qua việc kiểm tra phần mềm, các Tester sẽ xác định được sự chính xác, đầy đủ và chất lượng theo đúng tiêu chuẩn đặt ra.
Câu 2: Kiểm tra phần mềm bao gồm mấy phương pháp?
Nhìn tổng thể, hiện nay có 2 phương pháp kiểm tra phần mềm chính:
- Kiểm tra thủ công (Manual Testing) đây là phần do người phụ trách QA đảm nhận.
- Kiểm tra tự động (Automation Testing), đây là phần sử dụng các công cụ, lệnh và các phần mềm khác để chạy các hành động được xác định trước.
=>>> Trở thành lập trình viên nhanh chóng với khoá học Bootcamp Java tại CodeGym
Câu 3: Giai đoạn nào thường xuất hiện lỗi khi phát triển phần mềm?
Thông thường, lỗi sẽ xuất hiện ở giai đoạn sau khi lập trình viên đã code xong phần mềm và chuyển cho Tester. Quá trình kiểm tra và gỡ lỗi (bug) thường được diễn ra song song với nhau. Vì vậy, đây là giai đoạn thường phát sinh nhiều lỗi nhất.
Câu 4: Phân biệt giữa bug, defect và error ?
Bug là lỗi trong phần mềm và lỗi này được phát hiện trong thời gian thử nghiệm. Bug nghiêm trọng có thể chặn một chức năng và dẫn đến sự cố hoặc gây tắc nghẽn hiệu suất.
Defect là sự sai sót giữa kết quả thực tế và mong đợi, lỗi này thường phát hiện sau khi sản phẩm đi vào sản xuất.
Error là lỗi gây ra do sự hiểu nhầm và hiểu sai thông tin, ký hiệu giữa các bên tham gia thiết kế phần mềm (gồm kỹ sư phần mềm, lập trình viên, nhà phân tích và Tester), những người này đều là nhân sự của công ty phần mềm.
=>>> Xem thêm bài viết:JWT là gì? Tìm hiểu thành phần và ưu điểm của JWT
2. Kiểm tra về kinh nghiệm thực tế của Tester
Câu 1: Nên dừng thử nghiệm vào lúc nào?
Một số yếu tố báo hiệu thời điểm nên ngừng thử nghiệm:
- Kiểm tra thử nghiệm đã đạt đủ mức độ tỷ lệ % cho phép thông qua.
- Tỷ lệ lỗi thử nghiệm thấp dưới mức tỷ lệ % cho phép.
- Hết ngân sách quy định để chi cho việc kiểm tra.
- Đạt mức độ tiêu chuẩn kiểm tra mà khách hàng đặt ra.
- Khi giai đoạn thử nghiệm về Beta hoặc alpha kết thúc…
Câu 2: Code đáp ứng thông số kỹ thuật khi nào?
Code đáp ứng thông số kỹ thuật khi mã đã hoạt động ổn định, không phát sinh lỗi và chạy lệnh tốt. Điều này căn cứ vào tiêu chuẩn của công ty phần mềm. Khi kiểm tra thành công có nghĩa mã đã đáp ứng yêu cầu.
Câu 3: Khi nào nên áp dụng kiểm tra tự động hơn là kiểm tra thủ công?
Kiểm tra tự động thể hiện tính ưu việt hơn trong những tình huống sau:
- Kiểm tra tự động các yêu cầu thực hiện định kỳ.
- Quá trình kiểm tra với các trường hợp nhiều bước lặp đi lặp lại giống nhau.
- Thời gian chạy kiểm tra căn cứ theo tiêu chuẩn nhất định.
- Phần mềm có nhiều mã code và cần kiểm tra nhiều lần.
- Tester không có nhiều thời gian trong việc thực hiện kiểm tra thủ công.
- Báo cáo sau mỗi lần kiểm tra.
Câu 4: Khi nào nên áp dụng kiểm tra thủ công hơn là thử nghiệm tự động?
Trong một số trường hợp, cần chọn kiểm tra thủ công thay vì thử nghiệm tự động như:
- Dự án thời gian ngắn: Kiểm tra tự động sẽ tốn nhiều thời gian cho việc thiết kế cũng như duy trì lệnh, công cụ, phần mềm hỗ trợ.
- Kiểm tra mang tính chất đặc biệt: Không có định hướng kiểm tra cụ thể vì vậy phải dựa hoàn toàn vào kinh nghiệm và năng lực của người phụ trách.
- Kiểm tra khám phá: đòi hỏi cao ở Tester kỹ năng phân tích, khả năng tư duy, cũng như sáng tạo.
- Kiểm tra khả năng sử dụng: Hệ thống kiểm tra tự động không giúp đo lường được sự thân thiện, tính hiệu quả và mức độ thuận lợi mà khách hàng sẽ cảm nhận.
Câu 5: Kiểm tra có thể thực hiện ở bất kỳ giai đoạn nào, điều này có đúng không?
Kiểm tra hệ thống cần tính đồng bộ ở tất cả các thành phần trong phần mềm. Do vậy, việc kiểm tra phải đợi tất cả các mã lệnh được cài đặt, phần mềm đã có thể vận hành bình thường thì mới có thể tiến hành việc kiểm tra.
Câu 6: Nếu sau quá trình test đã đảm bảo được các tiêu chí, yêu cầu nhưng khách hàng vẫn phàn nàn, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Tôi sẽ không phản bác ngay mà thay vào đó hãy hỏi xem khách hàng không hài lòng ở điểm nào cũng như muốn thay đổi như thế nào. Sau khi tiếp thu ý kiến khách hàng, tôi sẽ phân tích về nhu cầu của khách. Nếu việc thay đổi không mất quá nhiều thời gian, tôi vẫn có thể hỗ trợ để khuyến khích họ quay lại lần sau.
Nếu đang tìm hiểu và muốn trở thành Tester chuyên nghiệp, sẵn sàng vượt qua mọi câu hỏi phỏng vấn Tester từ các nhà tuyển dụng, bạn hãy tham gia ngay các khóa học tại CodeGym. Các khóa học Tester tại CodeGym chỉ với thời gian 3-4 tháng, giúp người học nắm vững toàn bộ kiến thức nền tảng và kỹ năng của một Tester chuyên nghiệp, sẵn sàng làm việc tại các doanh nghiệp.
0 Lời bình