Có bao phương pháp kiểm thử phần mềm hiện nay? Mỗi một phương pháp sẽ có những ưu điểm và nhược điểm gì. Vai trò của các phương pháp kiểm thử đối với phần mềm là gì? Các phương pháp kiểm thử phần mềm có liên quan hay liên kết với nhau hay không? Cùng tìm hiểu và trả lời các câu hỏi trên cùng với CodeGym
Nội dung
Phương pháp kiểm thử phần mềm là gì?
Phương pháp kiểm thử phần mềm là các loại kiểm thử hoặc các chiến lược kiểm thử khác nhau nhằm tiếp cận và kiểm tra ứng dụng và phần mềm. Các loại kiểm thử phần khác nhau sẽ có cách tiếp cận với phần mềm khác nhau và kết quả cuối cùng vẫn là kiểm soát các khiếm khuyết bên trong phần mềm. Tuy nhiên các phương pháp kiểm thử này đều liên kết với nhau theo từng bước, theo thứ tự từ trước đến sau.
Các loại kiểm thử phần mềm
Hiện nay có 2 phương pháp kiểm tra là kiểm tra chức năng và kiểm tra phi chức năng. Một phần mềm có sự kết hợp nhiều các phương pháp kiểm thử giúp nhanh chóng tìm ra các lỗi nhanh hơn và đảm bảo phần mềm hoạt động suôn sẻ khi đến tay khách hàng.
Kiểm thử chức năng
Kiểm thử chức năng là việc kiểm tra các ứng dụng có liên quan đến mục đích sử dụng ban đầu mà khách hàng đã trao đổi hay không. Kiểm thử chức năng tổng hợp tất cả các loại thử nghiệm giúp phần mềm hoạt động đúng như mong đợi. Mục đích của phần mềm là do các nhóm thiết kế phần mềm cũng như do các doanh nghiệp cung cấp lúc ban đầu khi người thử nghiệm nhận dự án. Các phương pháp thử nghiệm ứng dụng trong kiểm thử chức năng là:
Kiểm tra đơn vị
Kiểm thử đơn vị là bước đầu tiên của kiểm thử chức năng và được thực hiện bởi các nhà thiết kế và phát triển phần mềm. Bước kiểm tra này giúp đảm bảo các ứng dụng nhỏ để tạo nên phần mềm có thực sự liên kết với nhau hay không.
Quá trình kiểm tra đơn vị có thể được diễn ra theo phương pháp thủ công hoặc là tự động tùy thuộc vào nhu cầu. Tuy nhiên kiểm thử tự động sẽ giúp quá trình kiểm thử diễn ra nhanh chóng hơn.
Kiểm thử đơn vị là bước tiên quyết đầu tiên, nên ở bước này vô cùng quan trọng để phát hiện ra sớm các khiếm khuyết của phần mềm.
Thử nghiệm hội nhập
Sau khi kiểm tra đơn vị được hoàn thành và tìm được những lỗi của phần mềm thì sẽ được tích hợp với nhiều đơn vị khác để tạo ra các thiết kế với các nhiệm vụ khác nhau. Nhiệm vụ của phương pháp kiểm thử hội nhập đấy chính là khả năng sử dụng của khách hàng đối với phần mềm ra sao. Các tính huống sử dụng của người dùng sẽ được dựng lên, thường là các tính huống đã được đóng khung theo chuẩn như: Đăng nhập, mở các tính năng bên trong…
Thử nghiệm hệ thống
Trong thử nghiệm hệ thống thì kiểm tra hộp đen là phương pháp kiểm thử phần mềm được sử dụng. Kiểm tra hộp đen sẽ đánh giá xem toàn bộ tổng thể phần mềm đã hoàn thiện và tích hợp được các tính năng với nhau hay chưa. Chức năng của phần mềm thường sẽ được kiểm tra xuyên suốt từ đầu đến cuối trước khi đưa phần mềm ra thị trường.
Kiểm tra chấp nhận
Đây là giai đoạn cuối cùng của kiểm thử chấp nhận. Ở bước này sẽ đánh giá được là phần mềm đã hoàn chỉnh chưa, đã sẵn sàng để tung ra thị trường chưa. Lúc này phương pháp kiểm thử phần mềm sẽ kiểm tra các tính năng bên trong, giao diện người dùng. Và ở bước cuối cùng này thường sẽ kiểm thử có sự hiện diện hai bên là khách hàng và bên đơn vị kiểm thử.
Kiểm thử phi chức năng
Kiểm thử phi chức năng với mục đích là kiểm tra các hoạt động bên trong của phần mềm. Kiểm tra các khía cạnh, tìm kiếm lỗi để phần mềm hoạt động ổn định. Có nhiều phương pháp thử nghiệm ứng dụng trong kiểm thử phi chức năng là:
Kiểm thử hiệu suất
Kiểm thử hiệu suất là phương pháp kiểm thử phần mềm phi chức năng được dùng để xác định là các ứng dụng trong phần mềm có hoạt động ổn định trong các môi trường và điều kiện kiểm thử khác nhau hay không. Mục đích của kiểm thử hiệu suất là lường trước được các tính huống không thuận lợi khi khách hàng sử dụng. Các phương pháp kiểm thử phần mềm trong kiểm thử hiệu suất là: Kiểm tra tải, Kiểm tra stress, Kiểm tra độ bền, Kiểm tra Spike.
Kiểm tra bảo mật
Mục đích của phương pháp kiểm thử bảo mật là tránh để lộ thông tin của khách hàng khi sử dụng phần mềm. Hiện nay có nhiều cuộc tấn công mạng để đánh cắp thông tin của khách hàng. Thế nên kiểm thử bảo mật sẽ đảm bảo sự bảo mật của các cơ sở dữ liệu được sử dụng và lưu trữ trong phần mềm. Quá trình kiểm tra bảo mật sẽ xác định các lỗ hổng và rủi ro trong bảo mật của phần mềm.
Kiểm tra tính năng sử dụng
Dựa vào góc độ của người dùng mà người kiểm thử sẽ đo lường và kiểm tra phần mềm có đang dễ sử dụng hay không? Ở phương pháp kiểm thử phần mềm này sẽ đánh giá được giao diện, tính thẩm mỹ của một ứng dụng hoặc phần mềm.
Kiểm thử khả năng tương thích phần mềm
Phương pháp kiểm thử phần mềm này sẽ kiểm tra, đánh giá xem ứng dụng và phần mềm có hoạt động ổn định ở các môi trường mạng và thiết bị khác nhau hay không. Một phần mềm khi được tung ra thị trường sẽ được cài đặt và sử dụng ở nhiều thiết bị, hệ điều hành và mạng khác nhau. Vì thế quá trình kiểm thử này cũng rất quan trọng trong quy trình kiểm thử phần mềm.
Trên đây là các loại kiểm thử phần mềm phổ biến hiện nay. Hy vọng những chia sẻ của CodeGym sẽ hữu ích đến các bạn. Nếu bạn muốn trở thành tester hay đăng ký ngay các khóa học tester của chúng tôi. Liên hệ: 0978 889 155 để được tư vấn và hỗ trợ đăng ký tuyển sinh.
>> Tham khảo: Chương trình đào tạo Tester chuyên nghiệp
0 Lời bình