Trang chủ » Blog » Các loại kiểm thử mà bất cứ Tester nào cũng cần biết 

Các loại kiểm thử mà bất cứ Tester nào cũng cần biết 

bởi Admin | 08/01/2024 12:05 | Blog

Tester là một nghề rất quan trọng trong khâu cuối cùng tước khi ra mắt sản phẩm công nghệ. Ngoài tên gọi Tester bạn có thể nghe nhắc đến nó dưới tên gọi khác là nghề kiểm thửu phần mềm. Vậy có các loại Tester nào? Chúng có ưu nhược điểm gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu chi tiết nhé!

Các loại kiểm thử phần mềm mà Tester nên biết

Các loại kiểm thử phần mềm mà Tester nên biết

 

Các loại kiểm thử phần mềm phổ biến

Khi nhắc đến các loại kiểm thử phần mềm, người ta thường nhắc đến 2 loại chính là Manual Testing và Automation Testing. Là một Tester hay lập trình viên, bạn cũng nên nắm được 2 phương pháp kiểm thử này. Vì mỗi loại có những ưu thế và hạn chế riêng, phù hợp với những mục đích khác nhau trong nghề Tester. 

Manual Testing

Manual Testing – kiểm thử thủ công, là việc các Tester sẽ thực hiện các quy trình kiểm thử hoàn toàn thủ công mà không sử dụng tới bất kỳ công cụ tự động nào. 

Ưu điểm của Manual Testing

  • Không yêu cầu Tester phải biết kiến thức lập trình.
  • Giúp các tester khám phá sản phẩm và sáng tạo hơn trong quá trình kiểm thử.
  • Tester sẽ  có được phản hồi nhanh và chính xác.
  • Thực hiện thủ công nên có thêm sự sáng tạo, phán đoán đa dạng của con người.
  • Nếu có thay đổi nhỏ trong lỗi chương trình thì Tester không cần tốn nhiều thời gian để test lại.
  • Tốn ít chi phí hơn trong việc sử dụng các công cụ tự động như Automation Testing.

Nhược điểm của Manual Testing

  • Độ tin cậy chưa cao do được thực hiện thủ công bằng con người.
  • Tốn nhiều thời gian so với Automation Tester.
  • Tốn nhân lực khi thực hiện kiểm thử nhiều.
  • Đối với các lỗi khó thì Tester Manual khó có thể thực hiện cách thủ công.
  • Không thể test toàn bộ khối dữ liệu lớn.
  • Chỉ phù hợp với việc kiểm thử trong số ít lần.

Đọc thêm: Manual Testing là gì? Hướng dẫn Manual Testing chi tiết cơ bản đến nâng cao

Automation Testing

Tester Automation – kiểm thử tự động, là việc thực hiện các quy trình Test thông qua các công cụ hỗ trợ tự động. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức của các Tester hơn. Các Tester thực hiện Automation Testing không cần phải ngồi làm Testcase thủ công mà chỉ cần viết code để tự động hóa việc kiểm thử.

Ưu điểm của Automation Testing

  • Tiết kiệm được cả thời gian, công sức cho mỗi lần test. 
  • Đảm bảo hiệu quả hơn so với việc thực hiện thủ công, ngăn được lỗi do con người.
  • Vì quá trình được tự động hóa nên phát hiện được nhiều lỗi hơn so với thực hiện thủ công. 
  • Có thể test lặp đi lặp lại một lỗi nhiều lần mà không cảm thấy mệt mỏi hay nhàm chán.
  • Rất có lợi trong trường hợp khi gặp tình huống các bước lặp lại nhiều lần.
  • Quá trình test được ghi lại nên được phép sử dụng lại hàng loạt các hoạt động thử nghiệm cho những lần sau.
  • Được thực hiện trong kiểm thử Load testing, stress testing.
  • Có thể tái sử dụng script ở các version của dự án, giảm chi phí test cho những lỗi giống nhau.

Nhược điểm của Automation Testing

  • Yêu cầu Tester phải biết lập trình để viết code cho chương trình chạy tự động.
  • Vì không có con người tham gia nên rất khó để dận diện các lỗi cách trực quan qua giao diện người dùng.
  • Tốn chi phí do phải đầu tư vào các công cụ kiểm thử tự động và bảo trì các lỗi của công cụ kiểm thử.
  • Nếu xuất hiện thay đổi nhỏ trong giao diện AUT thì các kịch bản kiểm thử tự động cần phải sửa đổi mới hoạt động được.
  • Không phù hợp với việc test chức năng phức tạp.
  • Sẽ tốn thời gian hơn nếu Tester không có kỹ năng tốt.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ TRỌN BỘ 20+ TÀI LIỆU HỌC TESTER

Khi nào nên dùng Manual Testing và Automation Testing?

Tùy vào nhiều yếu tố để quyết định nên chọn Manual Testing hay Automation Testing. Bởi các loại Testing đều có những đặc điểm riêng. Nó có thể phù hợp với dự án này, nhưng không phù hợp với dự án kia. Dưới đây là một vài loại kiểm thử phần mềm tham khảo phù hợp với Manual Testing và Automation Testing.

Khi nào dùng Manual Testing?

Đối với Manual Testing, thường được sử dụng trong các khu vực/kịch bản kiểm thử sau:

  • Kiểm thử thăm dò (Exploratory Testing): Loại kiểm thử này yêu cầu việc thiết kế và thực hiện test sẽ được triển khai đồng thời. Vậy nên nó phụ thuộc vào cách Tester dùng kiến thức, kinh nghiệm của mình để phân tích, logic, sáng tạo và trực giác. Loại kiểm thử này thường dùng khi có ít tài liệu về dự án phần mềm.
  • Kiểm thử tính khả dụng (Usability testing): Suy cho cùng, nhiệm vụ cuối cùng của Tester giống như 1 người dùng thử nghiệm sản phẩm. Vì vậy, Manual Tester được dùng trong loại kiểm thử này để đo độ thân thiện, hiệu quả và thuận tiện của sản phẩm trước khi ra mắt chính thức.
  • Kiểm thử Ad-hoc (Ad-hoc Testing): Loại kiểm thử này thường được dùng trong kịch bản test không có phương pháp cụ thể. Đó là kiểu test tự do của các Tester để họ tự áp dụng cách của họ để phát hiện ra lỗi mới không nằm trong kịch bản.

Khi nào dùng Automation Testing?

Đối với Automation Testing, thường được ưa chuộng trong các khu vực/kịch bản kiểm thử sau:

  • Kiểm thử hồi quy (Regression Testing): Automation Testing rất hiệu quả khi áp dụng cho kiểm thử hồi quy. Vì loại kiểm thử này liên quan đến việc thực hiện các trường hợp kiểm thử đã được thực hiện trước đó. Nó cũng rất có lợi trong trường hợp cần chạy một số lượng testcase khá nhiều trong một thời gian ngắn. 
  • Kiểm thử khả năng chịu tải (Load Testing): Đây là dường như là biện pháp duy nhất khi muốn làm kiểm thử hiệu năng của phần mềm. Bởi kiểm thử khả năng chịu tải thực hiện nhờ việc mô phỏng tải người dùng thời gian thực trên ứng dụng đang được kiểm tra. Và con số người dùng cần test có thể lên tới con số hơn 100, Manual Tester sẽ rất mất công nếu làm điều này.
  • Thực hiện lặp đi lặp lại: Đây là ưu điểm khi dùng Automation Testing. Bởi nó có thể thực hiện lặp đi lặp lại các lỗi trong 1 hệ data lớn có nhiều lỗi giống nhau mà không mệt mỏi, nhàm chán như khi thực hiện thủ công.
  • Thử nghiệm tính năng: Tương tự như kiểm thử khả năng chịu tải, công việc này  đòi hỏi sự mô phỏng của hàng ngàn người dùng đồng thời đòi hỏi tự động hóa. Điều này làm cho các Tester nhanh nản nếu phải thực hiện với số lượng quá nhiều.

Mặc dù Automation Testing có nhiều điểm cộng hơn, nhưng hiện nay Manual Testing vẫn đang có ưu thế. Bởi không phải dự án nào cũng có đủ chi phí để đầu tư vào các công cụ tự động hóa của Automation Testing.

Tham khảo: Lộ trình phát triển của nghề Tester

Tổng kết

Trên đây là một vài chia sẻ liên quan tới các loại kiểm thử mà chúng tôi đã cung cấp, hy vọng nó hữu ích với quý vị độc giả. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

Tags:

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

15 + 5 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM