Đối với các bạn sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ra trường, việc chuẩn bị cho mình một “nguồn vốn”, để “show” ra trước nhà tuyển dụng là vô cùng quan trọng. Đây là những kiến thức mà các bạn cần phải học tập và trau dồi trong suốt quãng đường 4-5 năm đại học chứ không phải ngày một ngày hai. Vậy những điều mà sinh viên năm cuối cần có trước khi ra trường, tham gia quá trình tìm việc và đi làm thực tế là gì? Cùng tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây nhé!
Nội dung
1. Kiến thức chuyên môn, nền tảng
Đa số các nhà tuyển dụng khi tìm “người mới” đều không yêu cầu quá cao về mặt chuyên môn. Họ đánh giá các bạn sinh viên mới tốt nghiệp thông qua thái độ và kỹ năng làm việc nhiều hơn. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn có thể lơ là việc học trên trường. Những kiến thức chuyên ngành được học chính là cơ sở, nền tảng để bạn ứng dụng trong công việc. Nếu như nắm chắc những thứ này, bạn sẽ dễ dàng thực hiện những nhiệm vụ được giao. Đồng thời, chúng giúp bạn dễ dàng hơn trong việc học hỏi những kiến thức nâng cao, chuyên sâu trong công việc của mình.
Kiến thức trên giảng đường đại học giống như nền móng của một căn nhà, nếu nó không vững thì căn nhà trước sau gì cũng bị sụp đổ, trở thành đống hoang tàn.
Là một sinh viên năm cuối, bạn cần ôn luyện tổng hợp lượng kiến thức đã học trên giảng đường. Hệ thống lại kiến thức giúp bạn nắm vững hơn. Đây còn là bước đệm trong việc ứng tuyển công việc.
2. Khả năng ngoại ngữ và tin học văn phòng
2.1. Ngoại ngữ
Hãy trau dồi cho mình khả năng sử dụng ít nhất một thứ ngoại ngữ. Tiếng Anh thì đã quá phổ biến trên toàn thế giới. Tất cả các trường đại học trong nước hiện nay đều yêu cầu đầu ra tiếng Anh đối với sinh viên. Biết tiếng Anh sẽ giúp bạn có ưu thế hơn nhiều khi tìm kiếm một công việc với mức thu nhập cao. Đặc biệt trogn thười kỳ hội nhập thì ngoại ngữ là vô cùng quan trọng.
Ngoài tiếng Anh, bạn cũng có thể lựa chọn học những ngoại ngữ khá như tiếng Hàn, Nhật, Trung. Cơ hội việc làm khi thành thạo những thứ tiếng này cũng khá cao. Ngoại ngữ chính là “tấm vé” giúp bạn dễ dàng gia nhập vào những môi trường làm việc quốc tế với mực lương hậu hĩnh.
2.2. Tin học văn phòng
Bạn cần nắm được cơ bản những kỹ năng tin học văn phòng như: soạn thảo văn bản khi làm tiểu luận, sử dụng excel khi thực hiện thống kê số liệu làm báo cáo, làm slide…
Sẽ là bất lợi nếu như bạn không trang bị cho mình kỹ năng này ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bởi thực tế hầu như các công việc hiện nay đều cần sử dụng đến công nghệ, đến vi tính. Các chứng chỉ và thực hành như: MOS,…Việc nắm và hiểu rõ từng công cụ, tiện ích sẽ giúp bạn phát triển thuận lợi hơn trong công việc
3. Bộ kỹ năng mềm
Đa số các nhà tuyển dụng dành sự quan tâm lớn đến những kỹ năng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của bạn. Vì thực tế đã chứng minh những người có kỹ năng mềm tốt thì thực hiện công việc hiệu quả và năng suất hơn. Các kỹ năng mà bạn cần hcoj hỏi nay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường có thể kể đến: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng sử dụng máy móc công nghệ, kỹ năng truyền đạt thông tin, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức công việc, …
Với tùy từng ngành mà đặc thù công việc, hãy lựa chọn cho mình những thứ phù hợp để có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Đồng thời, chúng cũng sẽ giúp bạn làm việc tốt hơn, cơ hội phát triển rộng mở hơn.
4. Các hoạt động ngoại khóa
Các trường đại học thường sẽ có rất nhiều câu lạc bộ cho sinh viên. Hãy lựa chọn cho mình một CLB pù hợp với sở thích và mục tiêu tham gia của mình. Có thể là một tổ chức tình nguyện, hoặc các CLB liên quan đến chuyên môn, ngành học. Các vị trí tình nguyện và hoạt động ngoại khóa sẽ giúp bạn vẽ ra một bức tranh rõ nét hơn về khả năng, nhân cách và tiềm năng của bạn cho nhà tuyển dụng.
Đến năm 3-4, bạn nên dành thời giam tìm một đơn vị để thực tập và làm việc thực tế. Công việc này sẽ giúp bạn học hỏi được rất nhiều điều trước khi “thực chiến” với công việc chính thức sau này.
5. Trau dồi bản thân thông qua việc làm thêm
Trải nghiệm các công việc bán thời gian và công việc theo mùa, cũng có thể đem lại giá trị! Ngay cả khi nó không liên quan đến kế hoạch nghề nghiệp tương lai của bạn. Bởi lẽ, dù ít dù nhiều, nó đều cho bạn những bài học thực tiễn từ cuộc sống, cho thấy khả năng thích nghi của bạn trong những môi trường khác nhau.
Vậy mới nói, cho dù bạn có công việc làm thêm ở một tòa cao ốc văn phòng cao cấp hay làm việc bán hàng tại một số cửa hàng nhỏ, bất kỳ công việc nào mà bạn có bây giờ không chỉ giúp bạn chuẩn bị kinh nghiệm thực tế, mà còn là một điều mà bạn có thể thêm vào CV của mình.
0 Lời bình