Trang chủ » Blog » Test scenario là gì? Test scenario có những phương pháp nào?

Test scenario là gì? Test scenario có những phương pháp nào?

bởi CodeGym | 26/12/2023 11:54 | Blog

Test scenario là gì? Test scenario có giống với test case hay không? Đấy là những câu hỏi liên quan đến kịch bản kiểm thử. Và hiện nay trong quy trình kiểm thử phần mềm thì sẽ sử dụng Test case hay là Test scenario. Dưới đây là những chia sẻ của CodeGym đến các bạn.

Test scenario là gì?

Test scenario là cái gì

Test scenario hay còn gọi là kịch bản kiểm thử và bao gồm nhiều các chức năng có thể được kiểm thử. Test Condition hoặc Test Possibility là tên gọi khác của test scenario.

Test scenario có thể làm cơ sở cho việc tạo trường hợp thử nghiệm cấp thấp hơn. Một kịch bản kiểm thử có thể có nhiều trường hợp kiểm thử, tùy thuộc vào độ dài và độ khó của phần mềm và ứng dụng.

Cách để tạo Test scenario

Test scenario là gì

Để tạo nên kịch bản kiểm thử người kiểm thử cũng cần phải lưu ý và nắm vững những điều sau:

– Nghiên cứu kỹ tài liệu đặc tả: Khách hàng yêu cầu kiểm thử sẽ phải cung cấp những tài liệu đặc tả liên quan đến phần mềm hoặc ứng dụng cần kiểm thử. Các đặc tả yêu cầu nghiệp vụ, đặc tả yêu cầu phần mềm. Đặc tả chức năng liên quan đến toàn bộ hệ thống phần mềm. Lúc này bộ phận kiểm thử cần nắm rõ các thông tin bên trong tài liệu để lên được kịch bản kiểm thử bao quát nhất.
– Các tình huống kiểm thử: Mỗi một tính năng phần mềm sẽ có những tình huống kiểm thử bao gồm các chức năng người dùng. Luồng kinh doanh liên quan đến hoạt động của phần mềm hoặc ứng dụng.
– Xác định hành động người dùng: Người kiểm thử cần xác định được những hành động nào của người dùng sẽ xảy ra với phần mềm. Vì thế cần phải phân tích các tính huống có thể xảy ra bằng cách đánh giá phần mềm của người có thể xâm nhập làm ảnh hưởng đến hệ thống.

Test scenario có những phương pháp nào?

Có 3 phương pháp để tạo nên các tình huống thử nghiệm là:

– Tạo ra những kịch bản đơn giản nhất dựa vào cách đặt mình làm vị trí người dùng. Lúc này bạn sẽ đóng vai tò là người sử dụng ứng dụng, bạn sẽ đăng nhập bằng cách nào, sử dụng thông tin gì…từ đấy sẽ lên kịch bản kiểm thử theo hướng đơn giản nhất.
– Hãy viết kịch bản kiểm thử theo từng hướng kiểm tra riêng biệt. Vì như thế sẽ kiểm tra được những chức năng nhỏ nhất bên trong phần mềm.
– Nếu như bạn có một nguồn cung test scenario quá lớn. Thì hãy ưu tiên những kịch bản kiểm thử theo hướng sở thích của khách hàng. Bởi người sử dụng phần mềm chính sau nay vẫn là khách hàng.

So sánh test case và test scenario

Nếu như chỉ nghe qua thì cả hai đều là kịch bản kiểm thử. Và nhiều người vẫn có thể nhầm lẫn là 2 loại kịch bản kiểm thử này giống nhau và có thể hoàn toàn thay thế cho nhau. Dưới đây là sự so sánh giữa hai loại kịch bản kiểm thử này:

Khái niệm test case và test scenario

Test scenario

– Test case: Là một trường hợp kiểm thử mà trong chúng sẽ bao gồm các điều kiện và các biến của phần mềm hoặc ứng dụng. Và người kiểm thử sẽ dựa vào test case để xác định xem các chức năng của phần mềm có chạy đúng theo thiết lập hay không?
– Test scenario: Là kịch bản kiểm thử toàn diện. Có nghĩa là chúng sẽ kiểm thử bao quát toàn bộ các khía cạnh và các tường hợp liên quan đến phần mềm. Test scenario cho phép tester chắc chắn rằng chức năng của ứng dụng được kiểm thử từ đầu đến cuối và chyaj đúng như dự kiến.

Cấp độ kiểm tra test case và test scenario

– Test case: Sẽ bao gồm từ cấp độ thấp nhất. Người kiểm thử sẽ bắt buộc lên hành động kiểm thử từ cấp độ thấp.
– Test scenario: Là những thông tin cấp cao, thông thường là những tính năng nào kiểm tra sẽ được chỉ định.

Nguồn gốc kiểm tra của test case và test scenario

– Test case: Nguồn gốc của test case là các kịch bản thử nghiệm.
– Test scenario: Đối với Test scenario nguồn gốc lại từ các tài liệu yêu cầu của khách hàng.

Test case và test scenario có được tái sử dụng

– Test case: Các trường hợp thử nghiệm thường được tạo ra một lần. Và chúng có thể tái sử dụng ở nhiều phương pháp kiểm tra khác nhau.
– Test scenario: Mỗi khi phần mềm phát triển thì các kịch bản thử nghiệm cũng sẽ cần tay đổi. Việc thay đổi này giúp phù hợp hơn trong quá trình kiểm tra và phát triển phần mềm.

Tính hữu ích của test case và test scenario

– Test case: Trường hợp kiểm thử sẽ phù hợp với kiểm thử cá nhân và sử dụng trong một dự án nhất định nào đó.
– Test scenario: Chúng hữu ích trong nhiều dự án khác nhau. Bằng cách liệt kê các thứ cần phải kiểm tra. Đóng vai trò là người dùng cuối để có các kịch bản kiểm thử hữu ích nhất.

Trên đây là những chia sẽ của CodeGym về hai loại kịch bản kiểm thử test case và test scenario. Và cũng cung cấp cho các bạn khái niệm của “test scenario là gì?”. Hy vọng với những chia sẻ và so sánh wor trên giúp bạn có thể phân biệt được hai loại kịch bản kiểm thử. Và ứng dụng chúng tốt hơn trong dự án của mình.

>> Tham khảo: Chương trình đào tạo Tester chuyên nghiệp

Download - Giáo trình thuật toán

11 + 1 =

Tags:

1 Lời bình

  1. Thu Thao

    Bài viết nhiều chỗ sai chính tả.

    Hồi đáp

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

1 + 10 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM