Trang chủ » Blog » QA tester là gì? Vai trò của QA trong kiểm tra phần phần mềm

QA tester là gì? Vai trò của QA trong kiểm tra phần phần mềm

bởi CodeGym | 26/12/2023 11:54 | Blog

QA tester là gì? Vai trò của QA trong kiểm tra phần phần mềm là gì? QA hiện nay là một nghề trong kiểm thử phần mềm được nhiều bạn quan tâm. Và đây cũng được xem là bước khởi đầu để thành một chuyên gia kiểm thử trong tương lai. Hãy cùng CodeGym tìm hiểu về khái niệm của QA tester cũng như vai trò của QA trong kiểm thử phần mềm.

QA tester là gì?

khái niệm QA tester

QA hay còn được gọi là người đảm bảo chất lượng đầu vào. Và hiện nay QA cũng được đưa vào nghề kiểm thử phần mềm và đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
QA tester là công việc với tất cả những hoạt động liên quan đến tiêu chuẩn và đảm bảo phần mềm đáp ứng được các tiêu chuẩn nhất quán trước khi đến người sử dụng. QA tester không trực tiếp liên quan đến thử nghiệm sản phẩm. Bởi nhiệm vụ chính của QA đấy chính là đầu vào, thế nên chúng chỉ tập trung đảm bảo các thủ tục để đảm bảo kết quá chính xác.

Vai trò của QA trong kiểm tra phần phần mềm

QA tester là gì

Mục đích của các doanh nghiệp là cung cấp những phần mềm tốt nhất để phục vụ nhu cầu riêng của khách hàng. Hiện nay nhu cầu thị trường và xu hướng còn mạnh hơn so với nhu cầu khách hàng. Khách hàng hiện tại thường chạy theo xu hướng. Vậy nên thay vì lấy khách hàng làm trung tâm thì xu hướng thị trường là tâm điểm mà các doanh nghiệp hướng tới để phát triển phần mềm.
Nhiệm vụ chính của QA tester là cung cấp sản phẩm tốt nhất cho khách hàng. QA giải quyết các vấn đề khác nhau như xác định lỗi, các lỗ hổng bảo mật và các khiếm khuyết trong phần mềm mà không liên quan đến mã hay kỹ thuật phần mềm.

Kỹ năng để trở thành QA tester

Có rất nhiều kỹ năng để trở thành một QA tester như sau:

Hiểu biết về phần mềm

Đây là một kỹ năng rất quan quan trọng. Bạn không cần phải giỏi code hay biết lập trình trình để trở thành một nhân viên QA. Tuy nhiên hiểu biết phần mềm lại vô cùng quan trọng.
Bạn cần biết một phần mềm hoạt động như thế nào? Và nó sẽ giúp cho bạn có những thành công nhất định trong công việc của mình.

Giải quyết vấn đề

Bạn cũng cần có kỹ năng giải quyết vấn đề. Một phần mềm có rất nhiều lỗi, bạn cần biết nên giải quyết vấn đề nào trước. Nên ưu tiên giải quyết vấn đề nào. Nếu như bạn có kỹ năng phát hiện lỗi trong mã sẽ còn tốt hơn nữa. Bạn sẽ được đánh giá tốt trong công việc và rất dễ được cân nhắc lên vị trí cao hơn.

Kỷ luật

QA tester là một quá trình lặp đi lặp lại thế nên quá trình báo cáo cuối cùng có thể bạn sẽ làm thiếu. Vì thế ở mỗi công đoạn bạn nên ghi lại các báo cáo.
Quá trình bạn tìm ra lỗi sẽ tốn rất nhiều thời gian, thế nên nếu như bạn đang ở vị trí QA của một dự án lớn bạn cũng cần giữ được kỷ luật bản thân. Vì nếu như bạn làm tốt công việc của mình thì sự nghiệp sau này của bạn mới phát triển được.

Kỹ năng giao tiếp

Dù bạn là QA tester hay là người kiểm thử ở vị trí nào đấy thì kỹ năng giao tiếp cũng là kỹ năng quan trọng. Trong quá trình làm việc nhóm bạn cần có sự trao đổi với các thành viên. Ngoài ra nếu bạn có kỹ năng giao tiếp và diễn đạt giỏi bạn sẽ chiếm được niềm tin của khách hàng hơn.

QA tester có những chức năng gì?

QA tester

Có 5 chức năng chính của QA tester là:
– Chuyển giao công nghệ: Sử dụng tài liệu thiết kế ứng dụng cũng như dữ liệu thử và sai để đánh giá nó.
– Đánh giá: Đánh giá tổng thể cho toàn bộ hệ thống được chuẩn bị. Các tiêu chí kiểm tra để xác nhận sản phẩm và quy trình có được thiết lập và phê duyệt hay không.
– Tài liệu: Kiểm soát và phân phối, lưu trữ các tài liệu. Những thay đổi trong tài liệu được thực hiện bằng cách áp dụng quy trình trình kiểm tra thích hợp.
– Đảm bảo chất lượng cho sản phẩm
– Cải thiện kế hoạch và thêm chức năng phù hợp cho phần mềm.

QA tester có quy trình gì?

Kiểm tra và chất lượng có mối liên quan đến nhau. Tuy nhiên kiểm tra đảm bảo chất lượng QA và kiểm thử phần mềm lại không giống nhau. Vậy QA tester có quy trình kiểm thử như thế nào?

Quy trình QA tester có 7 bước như sau:

Bước 1: Tạo yêu cầu kiểm tra chất lượng
Bước 2: Ước tính: tài liệu, thời gian, chi phí
Bước 3: Triển khai một kế hoạch kiểm tra
Bước 4: Sản xuất tài liệu
Bước 5: Thực hiện báo cáo hàng ngày để báo cáo tổng thể sau này.
Bước 6: Trước khi một sản phẩm hoàn thiện cần xác định lại những thông tin gì?
Bước 7: Bài kiểm tra.

Để trở thành một nhân viên QA bạn hãy đăng ký các khóa học tester từ cơ bản đến chuyên nghiệp. Hiện tại CodeGym là địa chỉ đào tạo tester tốt nhất tại Hà Nội. Chúng tôi có những khóa học phù hợp với từng đối tượng khác nhau, thời gian học ngắn và sau khóa học các bạn đều được hỗ trợ 100% việc làm. Gọi điện đến Hotline để được tư vấn thêm về các khóa học.

>> Tham khảo: Chương trình đào tạo Tester chuyên nghiệp

Download - Giáo trình thuật toán

5 + 13 =

Tags:

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

9 + 14 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM