Trang chủ » Blog » Test case là gì? Test case có quan trọng không?

Test case là gì? Test case có quan trọng không?

bởi CodeGym | 26/12/2023 11:54 | Blog

Test case là gì? Test case có quan trọng không và có bao nhiêu trường hợp kiểm thử? Cùng CodeGym tìm hiểu các thông tin ở bài viết sau đây.

Test case là gì?

Khái niệm Test case là gì

Test case hay còn được gọi là trường hợp thử nghiệm. Đây là một tập hợp các hành động được thực hiện trên hệ thống để kiểm tra xem phần mềm có hoạt động ổn định và chính xác hay không.
Test case với mục đích chính là kiểm tra, kiểm thử các tính năng khác nhau của phần mềm. Để xem các ứng dụng và hệ thống trong phần mềm này có đáp ứng được các tiêu chuẩn ban đầu mà bên khách hàng mong muốn hay không.

Test case do ai làm?

Để viết được các kịch bản và các trường hợp thử nghiệm thì người kiểm thử là người trực tiếp viết ra. Hoặc các trường thử nghiệm này cũng được viết bởi các thành viên trong nhóm kiểm thử… Quá trình kiểm thử này bắt đầu viết sau khi phần mềm sắp được hoàn thành, và các chức năng của phần mềm đã được viết và phân rõ các mục đích sử dụng. Để viết được các kịch bản kiểm thử yêu cầu bên kiểm thử phần mềm phải tìm hiểu các tài liệu liên quan đến phần mềm, các cơ sở dữ liệu….

Test case có quan trọng không?

Test case là gì

Kịch bản kiểm thử là vô cùng quan trọng, và chúng hầu như được sử dụng xuyên suốt trong quá trình kiểm thử phần mềm. Kịch bản kiểm thử có thể thay đổi hoặc không thay đổi tùy thuộc vào quá trình kiểm thử có xảy ra các vấn đề phát sinh hay không.
Và test case cũng mang đến nhiều lợi ích đến các phần mềm và ứng dụng như sau:

– Các kịch bản kiểm thử đều viết lên từ những tester chuyên nghiệp. Thế nên chúng đảm bảo kiểm tra và bao phủ tốt toàn bộ phần mềm.
– Giảm thiểu được các chi phí bảo trì nếu như kịch bản kiểm thử là tốt nhất và phù hợp nhất đối với phần mềm đó.
– Đối với kịch bản kiểm thử có độ bao phủ kiểm tra tốt thì cũng có khả năng tái sử dụng lại.
– Chúng đảm bảo được rằng phần mềm đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng cuối.
– Sản phẩm phần mềm được kiểm soát lồi và không ảnh hưởng đến khả năng sử dụng của người dùng.
– Khách hàng cảm thấy hài lòng đối với kết quả cuối cùng phần mềm. Giúp gây dựng được thương hiệu đối với các khách hàng trong nước.

Kịch bản kiểm thử là vô cùng quan trọng đối với quy trình kiểm thử phần mềm. Chúng giúp khách hàng cảm thấy tin tưởng bên đơn vị kiểm thử hơn cũng như giúp quá trình phát triển phần mềm diễn ra nhanh chóng hơn.

Các thành phần của kịch bản kiểm thử phần mềm

Ngôn ngữ để viết lên kịch bản kiểm thử cần phải dễ hiểu và đơn giản nhất, nên tìm hiểu kỹ tài liệu để viết được kịch bản kiểm thử có độ bao phủ cao nhất. Và dưới đây là các thành phần của một test case:

– Tiêu đề: Cũng giống như một bài văn cần có tiêu đề, thì trong kịch bản kiểm thử cũng cần có tên bài kiểm tra.
– ID: ID có thể là mã số hoặc chữ và người viết kịch bản kiểm thử sử dụng chung cho các trường thử nghiệm sau này.
– Mô tả: Mô tả tương tự phần thân bài của một bài văn. Mô tả trong kịch bản kiểm thử cũng rất quan trọng. Bởi chúng sẽ quyết định được là vòng đời kiểm thử sẽ kiểm tra những phần nào trong phần mềm.
– Các thông số kỹ thuật: Thông số kỹ thuật sẽ liên quan đến câu chuyện của người dùng và các yêu cầu thử nghiệm sẽ được xác minh.
– Thiết lập trường thử nghiệm: Trong thành phần của trường thử nghiệm cần chính xác để tìm ra những lỗi trong phiên bản ứng dụng.
– Các bước kiểm tra: Mô tả các trình tự để kiểm tra phần mềm.
– Kết quả mong đợi

Các loại trường hợp test case

Test case

Có 10 loại trường hợp tester được ứng dụng trong kiểm thử phần mềm hiện nay là:

Trường kiểm thử chức năng

Kiểm tra hộp đen được ứng dụng trong loại kiểm thử này. Mục đích chính là kiểm tra ứng dụng có hoạt động như mong muốn hay không. Test case được tạo nên từ các chức năng đặc tả của hệ thống mà không cần liên quan đến cấu trúc bên trong của ứng dụng.

Kiểm thử hiệu suất

Hiệu suất kiểm tra trong ứng dụng là đánh giá thời gian phản hồi và xác nhận hiệu quả tổng thể. Test case được viết bởi nhóm kiểm thử và sẽ được sử dụng trong kiểm thử tự động hóa.

Kiểm thử đơn vị

Kịch bản kiểm thử phải bao quát và kiểm tra được từng đơn vị riêng lẻ trong phần mềm. Đảm bảo kiểm tra từng đơn vị hoạt động tốt và tầm soát lỗi chính xác để lên báo cáo.

Kiểm tra giao diện người dùng

Trường thử nghiệm phải xác định được giao diện người dùng đúng như mong đợi. Các yếu tố giao diện không có lỗi về chính tả, các liên kết bị ẩn và không có tính thẩm mỹ ở giao diện người dùng cuối. Kịch bản kiểm thử này sẽ được viết bởi nhóm kiểm thử liên kết với bộ phận thiết kế đồ họa.

Kiểm tra bảo mật

Các kịch bản kiểm thử tập trung vào xác thực các mã hóa và bảo mật được thông tin khách hàng. Bộ phận bảo mật có nhiệm vụ viết các kịch bản kiểm thử này.

Kiểm thử tích hợp

Test case được viết bởi nhóm kiểm thử và đầu vào do nhà phát triển phần mềm cung cấp. Mục đích chính là xem các đơn vị khi tích hợp với nhau có hoạt động ổn định hay không.

Kiểm tra cơ sở dữ liệu

Các nhóm kiểm thử sẽ sử dụng các truy vấn SQL để viết các trường hợp kiểm tra cơ sở dữ liệu.

Kiểm thử chấp nhận

Các kịch bản kiểm thử này chủ yếu tập trung vào phân tích các môi trường kiểm thử chấp nhận của người dùng. Chúc xác minh xem người dùng có chấp nhận được hay không.

Kiểm tra hồi quy

Kiểm tra hồi quy sử dụng lại một số kịch bản kiểm thử để xem chúng có xác minh được các chức năng hiện có của phần mềm đã hoạt động hay không?

Test case vô cùng quan trọng trong quá trình kiểm thử phần mềm. Dù là kiểm thử thủ công hay kiểm thử tự động đều cần đến test case.

>> Tham khảo: Chương trình đào tạo Tester chuyên nghiệp

Download - Giáo trình thuật toán

9 + 6 =

Tags:

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

15 + 6 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM