Trang chủ » Blog » Các cấp độ kiểm thử phần mềm phổ biến nhất

Các cấp độ kiểm thử phần mềm phổ biến nhất

bởi CodeGym | 26/12/2023 11:54 | Blog

Các cấp độ kiểm thử phần mềm thường sẽ thông suốt trong quá trình bắt đầu từ khi phát triển phần mềm cho đến khi kết thúc phần mềm. Nhiều người vẫn có suy nghĩ là sau khi phần mềm thiết kế xong mới kiểm thử. Tuy nhiên việc kiểm thử sau khi phần mềm kết thúc lại làm tốn tương đối nhiều thời gian cũng như chi phí.

Kiểm thử phần mềm Agile là phương pháp kiểm thử phần mềm được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay. Các cấp độ kiểm thử phần mềm được diễn ra liên tục trong quá trình xây dựng và phát triển phần mềm. Dưới đây là các cấp độ kiểm thử.

Các cấp độ kiểm thử phần mềm

những cấp độ kiểm thử phần mềm

Hiện nay có 4 cấp độ kiểm thử phần mềm là:
– Cấp độ 1: Kiểm thử đơn vị
– Cấp độ 2: Kiểm thử tích hợp
– Cấp độ 3: Kiểm thử hệ thống
– Cấp độ 4: Kiểm thử chấp nhận

Kiểm thử đơn vị

Đây là cấp độ đầu tiên trong kiểm thử phần mềm. Kiểm thử đơn vị là kiểm tra từng đơn vị, từng dòng mã cơ thể, các chức năng riêng biệt. Đây được coi là các thành phần của phần mềm, chúng riêng biệt thành từng đơn vị nhưng vẫn liên quan chặt chẽ đến nhau.

Kiểm thử đơn vị là quá trình kiểm tra liên quan đến các hoạt động và các chức năng bên trong của phần mềm. Ở cấp độ kiểm thử này việc kiểm tra được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng. Vì các đơn vị là riêng lẻ chứ không phải toàn bộ phần mềm.

Kiểm thử tích hợp

cấp độ kiểm thử phần mềm

Cấp độ 2 của kiểm thử phần mềm là kiểm thử tích hợp. Giai đoạn kiểm thử này liên quan đến việc tích hợp các thành phần, các đơn vị lại với nhau để tạo nên phần mềm. Quá trình kiểm tra này là kiểm tra tổng thể chứ không phải kiểm tra riêng lẻ như như kiểm thử đơn vị.

Ở cấp độ kiểm thử này các bài kiểm tra có thể phân chia thành kiểm tra chức năng hoặc kiểm tra phi chức năng.

>> Tham khảo: Chương trình đào tạo Tester chuyên nghiệp

Tại sao cần phải kiểm thử tích hợp?

Bởi vì các mã tích hợp được viết nên từ nhiều người phát triển khác nhau. Dựa vào phương pháp thử nghiệm này chúng tôi có thể xác định được các lỗi và sửa chữa được các khiếm khuyết có trong phần mềm.

Kiểm thử đơn vị giúp xác định được khả năng và mức độ hoạt động của phần mềm. Tình trạng của các đơn vị cũng như các đơn vị có liên kết với nhau hay không.

Kiểm thử tích hợp giúp:

– Kiểm tra xem hệ thống và các đơn vị trong phần mềm có liên kết với nhau không?

– Các liên kết có chạy ổn định trên các nền tảng hay không?

– Các thông số kỹ thuật, thông tin người dùng có được bảo mật khi khách hàng sử dụng ứng dụng hay phần mềm hay không?

– Kiểm tra xem phần mềm có chịu được sự cố khi mạng hoặc máy chủ ngừng hoạt động hay không?

Có thể khi kiểm thử đơn vị, các đơn vị riêng lẻ hoạt động tốt và không có lỗi. Tuy nhiên khi chúng tích hợp với nhau lại có những sự cố. Vì thể để các đơn vị riêng biệt kết hợp với nhau và hoạt động bình thường cần có kiểm thử tích hợp.

Kiểm thử đơn vị giúp kiểm tra rằng mọi thứ hoạt động đúng như kỳ vọng, còn kiểm thử tích hợp lại hoàn toàn ngược lại. Vì thế các cấp độ kiểm thử phần mềm mới được xếp đúng vị trí và thứ tự. Mỗi cấp độ đều thực hiện một cách nhất quán và nghiêm ngặt nhất.

Các cách kiểm thử tích hợp:

– Kiểm tra từ trên xuống: Áp dụng quy tắc ngón tay cái khi áp dụng phương pháp cách tiếp cận từ trên xuống. Kiểm tra từ đơn vị cao hơn trước khi bắt đầu kiểm tra các đơn vị thấp hơn.

– Kiểm thử tích hợp từ dưới lên: Cách kiểm tra này là kiểm tra từ dưới lên ngược lại với kiểm thử từ trên xuống dưới. Cách kiểm tra này là kiểm tra từ đơn vị thấp nhất đến đơn vị cao nhất.

– Kiểm tra tích hợp Big-Bang: Đây là cách kiểm tra theo mô hình vụ nổ lớn. Mô hình này áp dụng đối với các ứng dụng nhỏ, không phức tạp. Các mô đun được lập trình và kết hợp thử nghiệm cùng nhau.

Kiểm thử hệ thống

các cấp độ kiểm thử phần mềm

Đây là cấp độ kiểm thử để xác minh lại các hoạt động cần có của phần mềm hoặc ứng dụng. Kiểm tra xem phần mềm có tương thích với các hệ điều hành hoặc mạng hay không. Cấp độ kiểm thử hệ thống sẽ có các loại kiểm tra chức năng và phi chức năng khác nhau của hệ thống.

  • Kiểm tra chức năng là kiểm tra tính năng đăng nhập. Mật khẩu và id người dùng xem phần mềm có phản hồi không.
  • Kiểm thử phi chức năng là kiểm tra xem mất khoảng bao nhiêu thời gian người dùng đăng nhập thì phần mềm sẽ phản hồi lại.

Kiểm tra chấp nhận

Cấp độ kiểm thử chấp nhận trong các cấp độ kiểm thử phần mềm là cấp độ cuối cùng. Ở cấp độ này kiểm thử được thực hiện bởi người dùng. Giai đoạn cuối cùng này sẽ cho chúng ta biết phần mềm đã sẵn sàng để xuất bản đến tay người dùng hay chưa.

Trong kiểm thử chấp nhận có kiểm thử alpha và kiểm thử beta. Kiểm thử alpha là người dùng cuối và nhóm nhà phát triển sẽ kiểm thử cùng với nhau. Còn kiểm thử beta là người dùng được chọn thử nghiệm trên thiết bị và hệ điều hành của riêng họ.

Nếu bạn đang yêu thích kiểm thử phần mềm và muốn làm công việc này. Hãy đăng ký tham gia các khóa học tester chuyên nghiệp tại CodeGym. Liên hệ Hotline: 0978 889 155 để được tư vấn khóa học phù hợp nhất.

Tags:

0 Lời bình

Trackbacks/Pingbacks

  1. Sự Khác Biệt Giữa Alpha Testing Và Beta Testing Là Gì? - […] Xem thêm: Các cấp độ kiểm thử phần mềm phổ biến nhất […]
  2. 4 Cấp Độ Kiểm Thử Phần Mềm Các Tester Cần Biết - […] Xem thêm: Các cấp độ kiểm thử phần mềm phổ biến nhất […]

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

5 + 12 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM