Khóa học kiểm thử phần mềm hay còn gọi là khóa học tester, là học để trở thành một chuyên viên kiểm thử phần mềm. Nhu cầu tuyển dụng nhân viên tester đang rất nhiều, tuy nhiên nhân lực làm trong nghề này lại khá hạn chế. Bởi vì để trở thành người kiểm thử phần mềm bạn cần phải tham gia các khóa học tester chuyên nghiệp. Những kiến thức kiểm thử phần mềm hiện nay không có trong chương trình học của bất cứ trường đại học nào.
Nội dung
- Khóa học kiểm thử phần mềm có nội dung gì?
- Giới thiệu tổng quan về kiểm thử phần mềm (tester)
- Một vài khái niệm cơ bản của kiểm thử phần mềm
- Quy trình kiểm thử phần mềm
- Phân tích yêu cầu trong dự án kiểm thử phần mềm
- Hướng dẫn tester viết những test case đầu tiên
- Sử dụng công cụ gì trong kiểm thử website
- Sử dụng công cụ gì trong kiểm thử Mobile
- Những bố cục và thành phần trên website mà tester cần phải học
- Cách để tester sử dụng Jira để quản lý lỗi
- Hướng dẫn các học viên thực hiện báo cáo
- Học kiểm thử phần mềm ở đâu?
Khóa học kiểm thử phần mềm có nội dung gì?
Nội dung của các khóa học kiểm thử phần mềm đều có lộ trình rõ ràng để giúp cho các bạn chưa am hiểu có thể theo kịp được các kiến thức của kiểm thử phần mềm. Dưới đây là các nội dung phổ biến trong các khóa học kiểm thử phần mềm:
Giới thiệu tổng quan về kiểm thử phần mềm (tester)
Ngoài tìm hiểu về khái niệm kiểm thử phần mềm, kiểm thử phần mềm. Thì trong bài học đầu tiên các giảng viên sẽ giới thiệu đến các học viên về quy trình kiểm thử phần mềm. Các vòng lặp tĩnh và động trong khi lập kế hoạch. Chuẩn bị và đánh giá phần mềm để quá trình tìm lỗi được diễn ra đúng quy trình hơn:
- Khái niệm phần mềm, phân loại phần mềm
- Quy trình phát triển phần mềm
- Các mô hình phát triển phần mềm phổ biến hiện nay (Mô hình thác nước, mô hình chữ V, mô hình Agile, mô hình Scrum).
- Lỗi phần mềm: Lỗi phần mềm là gì? Những thuật ngữ diễn tả các lỗi phần mềm, quy tắc để xác định lỗi của phần mềm, các vòng đời của lỗi.
- Tìm hiểu kiểm thử phần mềm (Khái niệm, các nguyên tắc cơ bản, quy trình kiểm thử phần mềm, phân loại kiểm thử, các cấp độ của kiểm thử phần mềm, thiết kế kịch bản kiểm thử phần mềm).
- Các kỹ thuật trong kiểm thử phần mềm: Kiểm thử hộp đen, hộp trắng và hộp xám.
- Kiểm thử tự động: (Khái niệm kiểm thử tự động, ưu và nhược điểm của kiểm thự tự đồng, các loại kiểm thử tự động).
Một vài khái niệm cơ bản của kiểm thử phần mềm
Có 16 khái niệm kiểm thử phần mềm mà bất cứ học viên nào cũng cần phải biết là:
- Software Testing: Kiểm thử phần mềm
- Black box testing: Kiểm thử hộp đen
- White box testing: Kiểm thử hộp trắng
- Unit test: Kiểm thử đơn vị
- Integration test: Kiểm thử tích hợp
- System test: Kiểm thử hệ thống
- Acceptance test: Kiểm thử chấp nhận
- Functional testing: Kiểm thử chức năng
- Non Functional testing: Kiểm thử phi chức năng
- Shakeout testing: Kiểm thử khả năng hệ thống mạng, test cấu hình
- Smoke testing (Sanity testing): Kiểm thử sau bản Build
- Ad hoc testing: Kiểm thử hộp đen theo cách thông thường
- Monkey testing: Kiểm thử đầu vào ngẫu nhiên
- Performance testing: Kiểm thử hiệu suất
- Regression testing: Kiểm thử hồi quy
- Re-test (Confirmation testing): Kiểm thử chấp nhận
Quy trình kiểm thử phần mềm
Trong quy trình kiểm thử phần mềm sẽ có những bước như sau:
- Phân tích yêu cầu của khách hàng và phần mềm: Requirement analysis.
- Lên phương án và lập kế hoạch kiểm thử: Test planning
- Thiết kế kịch bản kiểm thử: Test case development
- Thiết lập môi trường kiểm thử: Test environment set up
- Bắt đầu thực hiện kiểm thử: Test execution
- Đóng chu trình kiểm thử: Test cycle closure
Phân tích yêu cầu trong dự án kiểm thử phần mềm
- Tìm hiểu yêu cầu khách hàng: Khi nhận phần mềm cần trao đổi với khách hàng họ đang có yêu cầu gì với phần mềm đấy.
- Xem xét yêu cầu: Sau khi nhận được yêu cầu của khách hàng. Phải làm rõ những vấn đề còn chưa hiểu để thống nhất giữa hai bên.
- Lên tài liệu ban đầu: Sau khi thống nhất và làm rõ yêu cầu của khách hàng, nhân viên tester sẽ lên kế hoạch đặc tả.
>> Tham khảo: Chương trình đào tạo Tester chuyên nghiệp
Hướng dẫn tester viết những test case đầu tiên
Sau khi học viên học xong bài phân tích yêu cầu. Thì các giảng viên sẽ hướng dẫn các học viên viết một kịch bản kiểm thử. Những bước quan trọng trong viết kịch bản kiểm thử như sau:
- Xác định được chức năng của phần mềm
- Các yêu cầu phi chức năng của phần mềm
- Xác định mẫu biểu test case
- Các ảnh hưởng của Module
- Viết kịch bản kiểm thử
Sử dụng công cụ gì trong kiểm thử website
Tìm hiểu về kiểm thử website là gì và các công cụ kiểm thử website. Dưới đây là 10 công cụ kiểm thử website:
- Selenium
- TestComplete
- QMetry Automation Studio
- Testim.io
- Cypress
- Katalon Studio
- HP Quality Center (HP ALM)
- HPE UFT
- Test Studio
- IBM Rational Functional Tester
Sử dụng công cụ gì trong kiểm thử Mobile
Kiểm thử mobile là gì? Có bao nhiêu công cụ kiểm thử Mobile hiện nay. Có 12 công cụ kiểm thử mobile hiện nay là
- Kobiton
- TestProject
- Squish By FrogLogic
- TestingBot
- Apitim
- HeadSpin
- Appium
- Selendroid
- MonkeyRunner
- Calabash
- KIF
- Testdroid
Những bố cục và thành phần trên website mà tester cần phải học
Bố cục của một website sẽ bao gồm những phần chính là: Heading, Body và Footer. Trong mỗi bố cục sẽ có nhiều những thành phần khác nhau.
Cách để tester sử dụng Jira để quản lý lỗi
Có nhiều công cụ để quản lý lỗi khác nhau như: Slack, Jira, Redmine…Tuy nhiên Jira vẫn là công cụ được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Vì thế các học viên cũng cần biết sử dụng phần mềm Jira thành thạo để quản lý các lỗi.
Hướng dẫn các học viên thực hiện báo cáo
Kết thúc khóa học kiểm thử phần mềm các học viên sẽ được hướng dẫn thực hiện báo cáo như một tester chuyên nghiệp.
Học kiểm thử phần mềm ở đâu?
Nhân lực là mấu chốt quan trọng nhất để thúc đẩy ngành CNTT nước nhà phát triển. Thấu hiểu được tình trạng đó, Các nhà sáng lập của CodeGym – vốn xuất thân là các lập trình viên nhiều năm kinh nghiệm, giảng viên, chủ doanh nghiệp phần mềm có tâm huyết – đã quyết định xây dựng nên một mô hình đào tạo lập trình đột phá, giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo.
Song hành điều đó là tôn chỉ “Thày giỏi ắt có trò hay”. Và thực tế chứng minh hơn +3500 học viên đã tốt nghiệp từ Codegym đã đủ khăng apply và trở thành Lập trình viên, Kiểm thử viên tại nhiều doanh nghiệp danh tiếng.
Kiến thức của khóa học kiểm thử phần mềm tại CodeGym được xây dựng theo lộ trình bài bản cho người mới bắt đầu, chắp những bước đi đầu tiên cho sự nghiệp của học viên Đặc biệt hơn, từ khi bắt đầu đăng ký đến quá trình theo học, tốt nghiệp, học viên sẽ được đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm tham gia đánh giá và định hướng lộ trình kiến thức, nghề nghiệp theo năng lực từng cá nhân.
Học viên có thể bắt đầu từ con số “0” – không có yêu cầu về kiến thức công nghệ thông tin trước đó, nên phù hợp với nhiều đối tượng các bạn sinh viên, các bạn đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp và cả những bạn muốn chuyển nghề.
Các câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp trong quá trình tư vấn học viên.
Khóa học tester tại CodeGym học trong bao lâu?
Khóa học thời lượng học chỉ 4 tháng, 3 module học phần. Thời gian: 46 buổi, trong đó 2.5 tiếng/buổi, 2-3 buổi/tuần, vào khung giờ tối hoặc cuối tuần. Điểm đặc biệt, khóa học phù hợp tất cả các bạn có nhu cầu học kiểm thử từ người mới bắt đầu tới nâng cao.
Đối tượng học tester là ai?
Chương trình Tester phù hợp với tất cả các bạn đang mong muốn học nghề kiểm thử phần mềm, bao gồm người chưa từng học kiểm thử hoặc đã biết kiểm thử cơ bản, không phân biệt giới tính nam nữ, đặc biệt là:
● Các bạn sinh viên IT năm cuối tại các trường ĐH, sắp tốt nghiệp và chuẩn bị đi xin việc nhưng chưa tự tin về năng lực của mình
● Các bạn sinh viên IT đang theo học tại các trường ĐH, mong muốn có kiến thức kiểm thử vững vàng để tạo lợi thế khi đi xin việc
● Các bạn sinh viên đang theo học các ngành khác ngoài IT, đang gặp khó khăn đối với công việc ở chuyên ngành mà mình theo đuổi, mong muốn chuyển sang ngành IT để có được các cơ hội việc làm và phát triển nghề
nghiệp tốt hơn
● Các bạn đã đi làm ở các ngành nghề khác ngoài IT nhưng đang gặp khó khăn trong công việc và mong muốn chuyển sang ngành IT để có công việc tốt hơn
● Các bạn trẻ đang băn khoăn không biết lựa chọn ngành nghề nào cho mình, đang mong muốn được tư vấn và hỗ trợ để có thể đưa ra lựa chọn đúng của mình, nhanh chóng nắm vững tay nghề và tìm kiếm việc làm.
Học Tester có dễ kiếm việc làm không?
Nhiều công ty tuyển dụng không quan tâm bạn xuất phát từ ngành học gì, miễn là bạn đã hoàn tất một khoá học cơ bản về kiểm thử phần mềm. Nếu bạn có ngoại ngữ chuyên ngành Anh ngữ, Nhật thì đó là một lợi thế. Với tấm Chứng chỉ hoàn thành khoá học kiểm thử phần mềm do CodeGym cấp thì học viên nắm được các kiến thức cơ bản của kiểm thử phần mềm theo chứng chỉ ISTQB (Chứng chỉ quốc tế kiểm thử phần mềm). Nắm được các kỹ thuật test: Kiểm thử tĩnh (static testing), Kiểm thử động (dynamic testing) áp dụng vào công việc thực tế. Cách sử dụng SQL, công cụ Jmeter, Postman vào việc kiểm thử phần mềm. Biết làm test plan, review tài liệu khách hàng, review testcase. Bạn hoàn toàn tự tin apply vào các công ty phần mềm với vị trí manual tester có khả năng test web, app, API, test bảo mật (security), kiểm thử hiệu năng (performance testing).
Khóa học kiểm thử phần mềm sẽ mang đến cho các bạn những kiến thức và kỹ năng của một tester. Và sau khi kết thúc khóa học thì bạn sẽ làm được việc và xin việc ở bất cứ doanh nghiệp nào.
Để đăng ký các khóa học kiểm thử chuyên nghiệp tại CodeGym các bạn hãy gọi điện đến Hotline: 0989 534 458.
> Tham khảo: Lộ trình đào tạo Tester cơ bản cho người mới bắt đầu
I want to learn