Trang chủ » Blog » Lộ trình phát triển của lập trình viên – từ “nai” đến “cáo”

Lộ trình phát triển của lập trình viên – từ “nai” đến “cáo”

bởi CodeGym | 26/01/2024 15:52 | Blog

Bài viết dưới đây giành cho các bạn đang tìm hiểu về công nghệ thông tin, cụ thể là nghề lập trình. Nếu là người mới vào nghề, trước tiên, hãy tìm hiểu xem lập trình viên là gì, các vị trí công việc mà bạn có thể theo đuổi. Tiếp theo đó, bạn cần tham khảo lộ trình phát triển của lập trình viên để xác định cho mình kế hoạch học tập phù hợp nhất.

Lập trình viên là gì?

Lập trình viên được hiểu đơn giản là những người sản xuất ra các ứng dụng, phần mềm mà chúng ta vẫn đang hàng ngày sử dụng như: facebook, youtube, instagram,… hay các ứng dụng game, học tập, giải trí…

Cụ thể, lập trình viên là người sử dụng các ngôn ngữ lập trình, công cụ và công nghệ để thiết kế, xây dựng, bảo trì, sửa lỗi và nâng cấp các phần mềm máy tính. Bằng việc thao các các đoạn code, lập trình viên có thể tạo ra những chương trình mà mình mong muốn, hoặc sửa sang, làm mới cho một vài ứng dụng, phần mềm để nó trở nên “xịn sò” hơn, đúng với mục đích và nhu cầu của mọi người.

lo-trinh-phat-trien-cua-lap-trinh-vien

Nếu tiếp xúc với lập trình viên một thời gian, bạn có thể nhận ra một vài điểm đặc chưng của họ như: tính kiên trì, sự cẩn thận, tỉ mỉ; tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề. Đây cũng là những “tố chất” cần có của lập trình viên để có thể phát triển với nghề.

>> Tham khảo: Học gì để trở thành lập trình viên?

Các mảng chính trong lập trình

Bắt đầu bước chân vào nghề, bạn sẽ phải lựa chọn cho mình một ngôn ngữ lập trình để theo đuổi. Có hàng trăm ngôn ngữ lập trình trên thế giới. Tuy nhiên một số ngôn ngữ phổ biến như: Java, PHP, .Net, Python, JavaScript, Swift, Kolin, NodeJS, GoLang,… Sau khi làm nghề được một thời gian, bạn cũng có thể học thêm các ngôn ngữ khác để nâng cao trình độ của mình.

Cùng với đó, lập trình cũng được chia thành nhiều mảng như: lập trình web, lập trình di động, lập trình game, database, lập trình embedded,…

>> Tham khảo: Hướng dẫn phương pháp học lập trình cơ bản cho người mới bắt đầu

Lộ trình phát triển của lập trình viên – từ “nai” đến “cáo”

Junior Developer – Lập trình viên sơ cấp

Đây là vị trí  lập trình viên chính thức đầu tiên khi bạn bước chân vào nghề lập trình (trước đó có thể là intern). Với vị trí này, gần như doanh nghiệp không yêu cầu bạn phải có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sâu.

Thường thì các bạn Junior Developer là những người có từ 0-2 năm kinh nghiệm làm việc. Với vị trí này, mức lương của lập trình viên có thể dao động từ 350-800$ tùy vào năng lực và thời gian làm việc của từng người. 

Senior Developer – Lập trình viên lâu năm

Đây là một vị trí nâng cấp sau khi bạn đã trải qua giai đoạn Junior. Senior Developer là những người có kinh nghiệm làm việc tốt, nắm chắc được kiến thức và kỹ thuật chuyên môn. Cũng như các công cụ, công nghệ trong lập trình. Đến thời điểm này, bạn đã có kỹ năng quản lý công việc, quản lý con người. 

lo-trinh-phat-trien-cua-lap-trinh-vien

Về độ tuổi, một Senior Developer có thể ở nhiều độ tuổi khác nhau. Có những bạn học lập trình từ sớm, có thể tiến đến vị trí này lúc khoảng 25-27 tuổi. Những cũng có người bắt đầu muộn, thì một Senior cũng có thể ở độ tuổi ngoài 30. Mức lương mà một lập trình viên lâu năm có được trong thời điểm này thường từ 1000-1500$.

Vị trí này cũng có thể là một bước đệm để bạn tiến lên trong nấc thang sự nghiệp. Một khi đã hiểu tường tận về công nghệ để trở thành một senior developer, bạn đã có bí quyết để trở thành một CTO của một công ty khởi nghiệp.

Lead Developer hoặc Architect

Đây là vị trí mà bạn có thể đảm nhiệm khi đã có khoảng thời gian lâu dài gắn bó với ngành. Từ 7-10 năm kinh nghiệm, với mức lương từ 1500-2200$. Trong đó, nếu bạn đi theo hướng quản lý thì sẽ giữ chức vụ Lead Develope. Còn nếu theo hướng thuần về kỹ thuật thì là Architect.

Nếu sau hơn 7 năm lập trình, hướng quản lý không phù hợp thì trở thành một architect sẽ là nấc thang gân như cao nhất trong sự nghiệp của bạn. Công việc của một architect là sử dụng kiến thức kỹ thuật của mình có được sau nhiều năm kinh nghiệm để tạo ra cấu trúc cho một dự án phần mềm thành công. Khi có một yêu cầu mới, một software architect cần phải biết những cách hợp lý để xây dựng và mở rộng tất cả các loại ứng dụng khác nhau.

lo-trinh-phat-trien-cua-lap-trinh-vien

Bên cạnh đó, Lead Developer thường đảm nhiệm công việc tương tự như các nhà quản lý cao hơn. Họ thường được gọi là senior của senior. Họ phối hợp những công việc cần phải được thực hiện và là người ra quyết định về các vấn đề thực được thưc thi trong khi viết code.

Mid-level Manager – Quản lý cấp trung

Tiếp nối kỹ sư là các cấp bậc về quản lý. Trong đó có Developer Manager, Product Manager hoặc Project Manager.

Cụ thể, Product Manager là người quản lý về sản phẩm bao gồm các tính năng, cải tiến, phát triển chúng. Project Manager đóng vai trò giám sát tiến độ, chú trọng về những chi tiết để vận hành dự án. Còn Developer Manager là vai trò điển hình mà mọi người thường hướng đến, đây được coi là cầu nối, dàn xếp các yêu cầu của hai người vừa nói trên. Đây là một ví trí đòi hỏi kỹ năng mềm và khả năng giải quyết vấn đề tốt.

>> Về mức lương của lập trình viên, bạn có thể tham khảo tại bài viết: Mức lương lập trình viên, cơ hội chuyển nghề cho người trái ngành

Senior Leader – Quản lý cấp cao

Công việc của một Senior Leader là đưa ra những quyết định cấp cao và là người truyền cảm hứng, giúp đội ngũ của họ có niềm tin vào sứ mệnh và định hướng của doanh nghiệp. Họ có thể là CTO, CEO.

Đến mức này thì bạn gần như ít tiếp xúc trực tiếp với code. Một Senior Leader thường sẽ dành nỗ lực và thời gian vào con người: lãnh đạo, định hướng, đưa ra chiến lược… Công việc của một Senior Leader là đảm bảo cho tất cả mọi người trong công ty cùng tiến theo một hướng, đảm bảo hướng đi đó dẫn đến đích đã định, và đảm bảo rằng mọi người đều biết lý do tại sao họ lại đang đi theo hướng đó.

>> Ngoài ra, nếu như bạn còn nhiều băn khoăn khác muốn được giải đáp hoặc định hướng chuyên sâu, xây dựng lộ trình học tối ưu cho cá nhân thì có thể tham gia phiên Tư vấn 1-1 cùng chuyên gia, hình thức online và hoàn toàn miễn phí nhé! >> XEM THÊM TẠI ĐÂY<<

Lời kết

Trên đây là lộ trình phát triển của lập trình viên. Với lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung và lập trình viên nói riêng thì cơ hội dành cho tất cả mọi người, tại Việt Nam và cả thế giới. Nhất là thời đại của cuộc cách mạng 4.0, theo đuổi lập trình là một hướng đi tuyệt vời. Hãy dũng cảm theo đuổi nếu cảm thấy bản thân phù hợp và có đam mê.

Tags:

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

1 + 15 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM