Trang chủ » Blog » Công việc của lập trình viên là gì hàng ngày? – CodeGym

Công việc của lập trình viên là gì hàng ngày? – CodeGym

bởi CodeGym | 26/12/2023 15:32 | Blog

Bạn đang thắc mắc việc làm hàng ngày của một lập trình viên là gì? Liệu có gì đặc biệt hơn so với những công việc khác? Mỗi công việc đều có những checklist cụ thể hàng ngày. Nhưng hẳn sẽ có những điều thú vị mà những ai đã và đang bước chân trên con đường IT đều sẽ cảm thấy. Vậy công việc của lập trình viên là gì? Hàng ngày họ làm gì? Cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé!

Hàng ngày công việc của lập trình viên là gì?

Nếu bạn nghĩ công việc của lập trình viên hàng ngày chỉ là viết code thì đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Có rất nhiều công đoạn và việc làm cần triển khai mỗi ngày. Code chỉ là 1 công đoạn rất nhỏ trong chuỗi các công việc của một lập trình viên. Dưới đây là những công việc chính mà coder cần làm trong một ngày:

Báo cáo tình hình tổng quan (Daily meeting)

Công việc của lập trình viên hàng ngày

Báo cáo tình hình tổng quan (Daily meeting)

Về bản chất Daily Meeting là cuộc họp ngắn hàng ngày. Các công việc của buổi Daily Meeting là báo cáo tình hình công việc chung của mỗi cá nhân trong team. Hình thức họp và bàn bạc là linh động theo văn hóa hoặc thói quen hoạt động của từng công ty.

Các vấn đề trong buổi báo cáo có thể được đặt ra như: báo cáo công việc của ngày hôm qua, báo cáo công việc cần làm ngày hôm nay, tiến độ công việc, KPI, có khó khăn gì trong công việc không,…Tất cả các thành viên sẽ cùng ngồi thảo luận và bàn bạc với nhau để đưa ra hướng giải quyết chung.

Phân tích công việc, nghiệp vụ

Công việc của lập trình viên hàng ngày

Phân tích công việc, nghiệp vụ

Ở mỗi công ty đều sẽ có một phòng chuyên đảm nhiệm việc phân tích công việc và chức vụ. Tuy nhiên ở những công ty start-up nhỏ. Thường người làm lập trình sẽ phải kiêm luôn công việc phân tích này. Vị trí này còn được gọi là BA (Business Analyst – Phân tích nghiệp vụ).

BA là vị trí ở giữa 2 bên đó là khách hàng và nhóm phát triển sản phẩm chính. BA sẽ đảm nhiệm công việc đó là phân tích các nhu cầu của khách hàng. Các câu hỏi mà BA thương xuyên phải trả lời đó là:

  • Yêu cầu của khách hàng có thực tế không? Đòi hỏi của khách hàng có sát với thực tế và có dễ triển khai không? (vì đôi khi yêu cầu khách hàng có sự phi lý).
  • Tính năng mà khách hàng yêu cầu làm có nên áp dụng không? Chi phí triển khai và thiết kế tính năng đó? Giá trị của tính năng đó có thực sự tối ưu thực tế.

Một số nhiệm vụ khác nữa của bộ phận BA như: Chuyển đổi nhu cầu, yêu cầu của khách hàng thành một công việc rõ ràng, cụ thể nhất. Phân tích các rủi ro có thể xảy ra khi triển khai ý tưởng. Và cuối cùng là đưa ra lời khuyên cho khách hàng.

Viết và soạn thảo code

Công việc của lập trình viên hàng ngày

Viết và soạn thảo code

Một vài điểm chú ý khi lập trình viên tiến hành viết code đó là:

  • Viết code sẽ là tổng hợp của 2 yếu tố ngôn ngữ lập trình và tư duy lập trình: ngôn ngữ lập trình về cơ bản là những kiến thức cứng, kỹ thuật là chính. Còn về tư duy lập trình thì phải yêu cầu một quá trình rèn luyện rất dài. Nói 1 cách dễ hiểu đó là bạn nên chú ý rèn dũa tư duy lập trình, cách móc nối các trường dữ liệu sao cho ăn khớp với nhau. Hơn là chuyện nghiên cứu 1 ngôn ngữ lập trình cơ bản.
  • Code chỉ là công cụ hỗ trợ: Yếu tố code tốt sẽ không bao giờ đánh giá được 1 sản phẩm code tốt. Tức là bạn nên chú ý và tập trung vào 1 phần mềm code. Phần mềm đó giúp bạn gia tăng khả năng lập trình, giúp bạn chú ý tập trung và fix code nhanh hơn.
  • Cần có những ý tưởng để đưa vào trong lập trình.

Đánh giá và sửa chữa code

Công việc của lập trình viên hàng ngày

Đánh giá và sửa chữa code

Giai đoạn này giống như việc bạn review lại toàn bộ sản phẩm code của mình. Xem xét và đánh giá lại những vấn đề sai sót trong toàn bộ trường code chính của mình. Từ đó cho ra những phương án tối ưu hơn, tốt hơn, ngắn gọn hơn. Để việc review có hiệu quả nhất cần phải có một leader tâm huyết trong team.

Công việc review đòi hỏi phải có tính chuyên môn và kỹ năng lập trình cực kỳ cao. Chính bởi những người review không phải là những người code chính. Thế nên việc xảy ra khiếm khuyết trong quá trình review là hoàn toàn bình thường. Cả hai bên coder và bên leader review cần ngồi lại với nhau để đánh giá toàn bộ sản phẩm một cách khách quan nhất.

Tổng kết

Và như vậy sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ có thể tự trả lời được câu hỏi “Công việc của lập trình viên là gì?” rồi chứ. Công việc luôn cần sự tỉ mỉ và kết hợp nhuần nhuyễn giữa các thành viên trong team. Cảm ơn bạn đã học bài viết của chúng tôi!

Tags:

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

15 + 13 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM