Coding Bootcamp là gì? Coding Bootcamp được nhắc đến trong giới lập trình trên toàn cầu như một “cỗ máy sản xuất lập trình viên”. Ở thời đại 4.0, công nghệ phát triển chóng mặt dẫn đến “lượng cầu” nhân lực tập trình tăng cao. Coding Bootcamp ra đời là lời giải đáp cho bài toán nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cho bạn cái nhìn bao quát và tường tận nhất về Coding Bootcamp thông qua việc định nghĩa, phân tích, so sánh và chỉ ra những ưu-nhược điểm của mô hình học lập trình hiệu quả này.
Nội dung
- 1/ Coding Bootcamp là gì?
- 2/ Sự khác biệt giữa mô hình đào tạo truyền thống và Coding Bootcamp là gì?
- 3/ Coding Bootcamp phát triển mạnh mẽ trên thế giới
- 4/ Ai có thể theo học Coding Bootcamp?
- 5/ Những khó khăn khi theo học tại Coding Bootcamp là gì?
- 6/ Chuẩn bị theo học Coding Bootcamp, bạn cần làm gì?
- 7/ Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp khóa học Coding Bootcamp
1/ Coding Bootcamp là gì?
Coding Bootcamp là mô hình đào tạo lập trình hướng đến việc nâng cao hiệu quả học tập thông qua tổ chức môi trường học tập dưới dạng các “trại huấn luyện” cường độ cao, thời gian ngắn, thực chiến và thực tế. Nhiều lập trình viên được đào tạo từ “lò Bootcamp” được đánh giá năng lực tốt, không kém cạnh những lập trình viên có bằng đại học.
2/ Sự khác biệt giữa mô hình đào tạo truyền thống và Coding Bootcamp là gì?
Coding Bootcamp là một mô hình đào tạo lập trình mới, có nhiều điểm khác biệt với mô hình truyền thống trên nhiều khía cạnh:
Mục đích
Coding Bootcamp đào tạo ra những lập trình viên thực chiến, cung cấp nhân lực đáp ứng những yêu cầu thực tế của doanh nghiệp. Trong khí đó, mô hình truyền thống tại các trường đại học, cao đẳng hay trung tâm dạy nghề tập trung đào tạo các kỹ sư công nghệ thông tin (CNTT) có nền tảng.
Thời gian
Một khóa học tại Coding Bootcamp thường chỉ kéo dài từ 3-7 tháng, trong thời gian ngắn đào tạo ra làm nghề. Còn theo truyền thống, bạn cần bỏ ra thời gian từ 2-3 năm đối với các trường nghề, 4-5 năm đối với các trường đại học.
Chi phí
Học phí cho một khóa học với Coding Bootcamp chỉ rơi vào khoảng 25-30% so với học đại học. Nhờ thời gian ngắn, học viên không chỉ phải đóng ít học phí hơn, mà còn tiết kiệm được rất nhiều chi phí sinh hoạt.
Thời gian thu hồi vốn đầu tư cho việc học
Với thời gian học ngắn, sau khi tốt nghiệp tại Coding Bootcamp, học viên đã có thể tìm được việc làm và bắt đầu có thu nhập. Nếu theo học mô hình truyền thống, sau một thời gian khá dài học viên mới có thể hoàn thành chương trình học và bắt đầu quá trình tìm việc.
Mức độ tập trung
Tại Coding Bootcamp, học viên dành toàn bộ thời gian cho việc học, gần như bỏ qua tất cả các hoạt động khác, do đó ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, giúp cho hiệu quả học tập tăng lên. Mặt khác, trong một khoảng thời gian dài học đại học, các bạn không tập trung hoàn toàn thời gian cho việc học, thay vào đó thường có thêm rất nhiều hoạt động khác, đôi khi ảnh hưởng đến hiệu quả học tập.
Nội dung chương trình
Học với mô hình Bootcamp, bạn cần tập trung vào ngôn ngữ lập trình, công cụ và kỹ năng để đáp ứng được ngay nhu cầu công việc ở các doanh nghiệp.Lựa chọn các nội dung mang tính “High impact” – tức là tạo được sự thay đổi lớn về mặt kỹ năng và kiến thức. Thay vào đó, với mô hình truyền thống, học viên sẽ tập trung vào các kiến thức nền tảng, rộng. Thông thường, sau khi tốt nghiệp thì các bạn sẽ dành thêm một khoảng thời gian ở doanh nghiệp để tìm hiểu về các kỹ năng thực tế.
Ứng dụng công nghệ
Chương trình đào tạo của Coding Bootcamp ứng dụng nhiều công nghệ để nâng cao hiệu quả học tập và hiệu quả triển khai đào tạo. Với mô hình truyền thống, có ứng dụng công nghệ trong một số mảng như nội dung học tập số, quản lý học viên.
Định hướng nghề nghiệp
Về nghề nghiệp, cả Coding Bootcamp và mô hình tại cao đẳng, đại học đều đào tạo lập trình viên chuyên nghiệp, kỹ sư công nghệ thông tin chất lượng cao, nhà khởi nghiệp.
3/ Coding Bootcamp phát triển mạnh mẽ trên thế giới
Theo báo cáo của Course Report, kể từ năm 2013 cho đến 2019, số lượng học viên tốt nghiệp các Coding Bootcamp ở Mỹ đã tăng gấp 9 lần. Đây là một tỉ lệ tăng trưởng rất lớn, nếu biết rằng Coding Bootcamp đầu tiên mới xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 2011. Sau đó, đã lan rộng và phát triển mạnh mẽ tại Nhật Bản và một số nước châu Âu.
Theo một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Paul G. Allen vào năm 2015 (**), số lượng nhân lực CNTT thông tin tốt nghiệp Coding Bootcamp đã chiếm gần bằng 1/3 so với số lượng sinh viên tốt nghiệp trình độ cử nhân. Điều này có thể cho thấy rằng các Coding Bootcamp đang ngày càng đóng góp nhiều hơn cho ngành công nghiệp CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực đông đảo vào kịp thời trước các nhu cầu ngày càng nhiều và đa dạng.
Sự thành công của Coding Bootcamp đã tạo được hiệu ứng tốt đến mức mô hình “Bootcamp” đã được mang vào áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác. Bắt đầu xuất hiện các Bootcamp cho Data Science (Khoa học dữ liệu), UX Design (Thiết kế trải nghiệm người dùng), Digital Marketing (Tiếp thị số), Security (Bảo mật)…
4/ Ai có thể theo học Coding Bootcamp?
Với Coding Bootcamp, bạn không cần trải qua kỳ thi đại học để trở thành sinh viên CNTT, hầu hết, các Bootcamp đều mở rộng cánh cửa với tất cả mọi người. Những lập trình viên được đào tạo từ Coding Bootcamp chủ yếu là dân non-tech, hay một số ít đã có hiểu biết cơ bản về lập trình.
Nhưng không phải, cứ có đủ điều kiện tài chính và thời gian là bạn có thể theo học và hoàn thành một khóa Coding Bootcamp. Những yếu tố về khả năng tiếp thu, tư duy logic, thậm chí là độ tuổi và sức khỏe sẽ là những khía cạnh cần thiết mà bạn phải lưu tâm.
Tham khảo: Chương trình Coding Bootcamp cho người mới bắt đầu
5/ Những khó khăn khi theo học tại Coding Bootcamp là gì?
Tiếp cận phương pháp học mới
Coding Bootcamp là một cách tiếp cận mới về phương pháp đào tạo, do đó đòi hỏi học viên có một cách học mới, không giống với các cách học vẫn thường thấy ở các mô hình truyền thống.
Ở Coding Bootcamp, học viên vất vả hơn rất nhiều, vì tham gia rất nhiều vào các hoạt động học tập. Đây chính là thể hiện rõ nhất của hình thức “active learning” (Học tính cực) – trong đó kết quả của việc học phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia, mức độ cam kết và nỗ lực của các học viên. Học viên ở Coding Bootcamp gần như không có thời gian để “nghỉ ngơi”, mà chuyển từ hoạt động học tập này sang hoạt động học tập khác, nhằm tạo ra một sự tăng trưởng nhanh chóng về mặt kỹ năng và kiến thức trong thời gian ngắn.
Các hoạt động chính của học viên của các Coding Bootcamp bao gồm: Lập trình giải quyết các bài toán đã được thiết kế, học trên các hệ thống trực tuyến, trả lời các câu hỏi, tự tìm kiếm các kiến thức liên quan, thảo luận nhóm, hỏi, tham gia các cuộc thi lập trình, tham gia các phiên luyện code cường độ cao, viết báo cáo…
Với cách học mới này, học viên sẽ gặp khá nhiều khó khăn, nhất là trong những thời gian đầu. Do đó, ở các Coding Bootcamp, thường có khác nhiều các tutor, mentor hỗ trợ toàn thời gian để giúp học viên vượt qua các thử thách.
Đọc thêm: Cẩm nang kinh nghiệm học lập trình cho người mới bắt đầu
Những trở ngại phải đối mặt
Khi theo học một khóa tại “trại huấn luyện code”, bạn sẽ phải trải qua những thời điểm kiệt sức với lượng kiến thức đồ sộ; sự căng thẳng bởi những bài toán hóc búa và dự án gấp rút. Đôi khi, bạn cảm thấy thất vọng và nghi ngờ bản thân khi không thể giải quyết một vấn đề nào đó, tự hỏi rằng mình có đủ sức để theo học nữa hay không.
Nhưng hãy nhớ rằng, tất cả những người tham gia Coding Bootcamp đều sẽ phải vượt qua những khoảnh khắc như thế. Bạn không kém hơn, không khó khăn hơn, không áp lực hơn bất kì ai.
6/ Chuẩn bị theo học Coding Bootcamp, bạn cần làm gì?
Đứng trước quyết định theo học tại Coding Bootcamp, học viên cần xây dựng cho mình những phương pháp, mục tiêu, kể cả những nguyên tắc cho bản thân. Để quá trình học tập diễn ra tốt, đạt hiệu quả tối ưu thì bạn nên:
- Loại bỏ hoàn toàn các hoạt động khác có ảnh hưởng đến thời gian và sự tập trung cho việc học
- Dành tối thiểu 8-12 giờ học mỗi ngày
- Dành nhiều thời gian nhất có thể để luyện tập kỹ năng lập trình
- Nhanh chóng tạo ra các sản phẩm nhỏ để chứng minh tiến bộ về năng lực của bản thân
- Tích cực hỏi và tham gia các hoạt động học tập
- Đến các doanh nghiệp phần mềm để tìm hiểu về môi trường làm việc ở đó
- Để ý đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần, đảm có đủ sức lực và động lực để hoàn thành các hoạt động hằng ngày
- Thường xuyên đánh giá lại bản thân, để biết được các tiến bộ và các khó khăn mà mình đang gặp phải
- Tìm kiếm sự hỗ trợ nhiều nhất có thể từ những người hướng dẫn để mất ít thời gian hơn khi gặp phải những nút thắt khó nhằn
7/ Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp khóa học Coding Bootcamp
Nhu cầu nhân lực ngành CNTT đang tăng vọt trong những năm gần đây. Dự đoán đến năm 2020, nước ta thiếu hụt đến hơn 500.000 nhân sự IT. Trong khi, lượng sinh viên CNTT tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp dạy nghề chỉ đáp ứng được 1/10 con số này.
Tại hầu hết các doanh nghiệp công nghệ hiện nay, nhà tuyển dụng không còn đặt nặng tấm bằng đại học; họ đánh giá ứng viên qua năng lực làm việc. Thực tế cho thấy, những ứng cử viên xuất thân từ các Bootcamp có thể đáp ứng được rất tốt yêu cầu công việc, thậm chí tốt hơn cả sinh viên tốt nghiệp IT từ đại học. Những kinh nghiệm thực tế để giải quyết dự án, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc dưới áp lực từ “lò” Bootcamp sẽ giúp bạn được nâng tầm trong mắt nhà tuyển dụng.
Tại Việt Nam, CodeGym là đơn vị đầu tiên áp dụng mô hình Coding Bootcamp vào chương trình đào tạo lập trình viên chuyên nghiệp. Đội ngũ giảng viên tại CodeGym có kiến thức chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề lập trình. Chương trình đào tạo theo hướng cá nhân hóa, đưa ra lộ trình học phù hợp với nền tảng kiến thức và khả năng tư duy của từng học viên. Là đối tác đào tạo và tuyển dụng với nhiều công ty công nghệ lớn tại Việt Nam như NTQ, VelaCorp, NAL,… CodeGym cam kết 100% việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp khóa học.
Xem thông tin Khóa học lập trình cho người mới bắt đầu.
Xem lịch khai giảng và đăng ký nhận tư vấn lộ trình học phù hợp miễn phí cùng CodeGym.
0 Lời bình
Trackbacks/Pingbacks