Trang chủ » Blog » Coding Bootcamp – Lời giải cho bài toán nhân lực Công nghệ thông tin

Coding Bootcamp – Lời giải cho bài toán nhân lực Công nghệ thông tin

bởi CodeGym | 09/12/2023 10:27 | Bài viết nổi bật | Blog | Coding Bootcamp

Coding Bootcamp – Mô hình đào tạo lập trình mới

Coding Bootcamp là mô hình đào tạo lập trình hướng đến việc nâng cao hiệu quả học tập thông qua tổ chức môi trường học tập dưới dạng các “trại huấn luyện” cường độ cao, thời gian ngắn, thực chiến và thực tế. Đây là một mô hình đang ngày càng được ưa chuộng và rất phát triển ở các khu vực như Mỹ, Châu Âu, Nhật bản và nhiều quốc gia khác. Theo một báo cáo được Course Report thực hiện vào năm 2018, riêng ở Mỹ và Canada đã có 108 Coding Bootcamp, với hơn 20.000 học viên tốt nghiệp (*).

Coding Bootcamp là một mô hình đào tạo mới, khá khác biệt so với các mô hình đào tạo truyền thống ở nhiều khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như mục đích, thời gian, chương trình, đánh giá, công nghệ, chi phí… Bảng sau đây liệt kê một số khác biệt chính giữa mô hình đào tạo truyền thống và Coding Bootcamp.

Coding Bootcamp

Các mô hình truyền thống

Mục đích

Cung cấp Lập trình viên thực chiến cho các doanh nghiệpĐào tạo các kỹ sư CNTT có nền tảng

Thời gian

Ngắn.

Từ 3-7 tháng

Dài.

2-3 năm đối với các trường nghề, 4-5 năm đối với các trường Đại học.

Chi phí

Thấp.

Nhờ thời gian ngắn, học viên không chỉ phải đóng ít học phí hơn, mà còn tiết kiệm được rất nhiều chi phí sinh hoạt

Cao.

Do thời gian dài, học viên không chỉ phải đóng học phí nhiều hơn mà còn mất rất nhiều chi phí cho sinh hoạt trong suốt thời gian học

Thời gian thu hồi vốn đầu tư cho việc học

Nhanh.

Chỉ sau một thời gian ngắn theo học, học viên đã có thể tìm được việc làm và bắt đầu có thu nhập

Chậm.

Sau một thời gian khá dài học viên mới có thể hoàn thành chương trình học và bắt đầu quá trình tìm việc.

Mức độ tập trung

Cao.

Học viên dành toàn bộ thời gian cho việc học, gần như bỏ qua tất cả các hoạt động khác, do đó ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tốt bên ngoài, giúp cho hiệu quả học tập tăng lên

Thấp.

Trong một khoảng thời gian dài, học viên không tập trung hoàn toàn thời gian cho việc học, thay vào đó thường có thêm rất nhiều hoạt động khác, đôi khi ảnh hưởng đến hiệu quả học tập

Nội dung    chương trình

Tập trung vào ngôn ngữ lập trình, công cụ và kỹ năng để đáp ứng được ngay nhu cầu công việc ở các doanh nghiệp.

Lựa chọn các nội dung mang tính “High impact” – tức là tạo được sự thay đổi lớn về mặt kỹ năng và kiến thức

Tập trung vào các kiến thức nền tảng, rộng. Thông thường, sau khi tốt nghiệp thì học viên sẽ dành thêm một khoảng thời gian ở doanh nghiệp để tìm hiểu về các kỹ năng thực tế.

Ứng dụng công nghệ

Ứng dụng nhiều công nghệ để nâng cao hiệu quả học tập và hiệu quả triển khai đào tạoCó ứng dụng công nghệ trong một số mảng như nội dung học tập số, quản lý học viên

Định hướng nghề nghiệp

Lập trình viên chuyên nghiệp, nhà khởi nghiệpKỹ sư công nghệ thông tin chất lượng cao, nhà khởi nghiệp

Coding Bootcamp đang phát triển rất mạnh

Theo báo cáo của Course Report, kể từ năm 2013 cho đến 2019, số lượng học viên tốt nghiệp các Coding Bootcamp ở Mỹ đã tăng gấp 9 lần. Đây là một tỉ lệ tăng trưởng rất lớn, nếu biết rằng Coding Bootcamp đầu tiên mới xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 2011.

Số lượng học viên tốt nghiệp Coding Bootcamp tốt nghiệp ở Mỹ theo các năm. Nguồn: Course Report.

Theo một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Paul G. Allen vào năm 2015 (**), số lượng nhân lực CNTT thông tin tốt nghiệp Coding Bootcamp đã chiếm gần bằng 1/3 so với số lượng sinh viên tốt nghiệp trình độ cử nhân. Điều này có thể cho thấy rằng các Coding Bootcamp đang ngày càng đóng góp nhiều hơn cho ngành công nghiệp CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực đông đảo vào kịp thời trước các nhu cầu ngày càng nhiều và đa dạng.

Số lượng học viên tốt nghiệp Coding Bootcamp so với số lượng sinh viên tốt nghiệp bậc cử nhân theo từng năm. Nguồn: Nghiên cứu của Paul. G. Allen.

Sự thành công của Coding Bootcamp đã tạo được hiệu ứng tốt đến mức mô hình “Bootcamp” đã được mang vào áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác. Bắt đầu xuất hiện các Bootcamp cho Data Science (Khoa học dữ liệu), UX Design (Thiết kế trải nghiệm người dùng), Digital Marketing (Tiếp thị số), Security (Bảo mật)…

Các đặc điểm của một Coding Bootcamp tốt

Đặc điểm mang tính quyết định đến hiệu quả của một Coding Bootcamp chính là thiết kế của chương trình, bao gồm toàn bộ các quy trình, tài nguyên, con người, công nghệ và công cụ để triển khai hoạt động đào tạo. Một Coding Bootcamp tốt cần kết hợp được tất cả các yếu tố trên để tạo thành một chuỗi các trải nghiệm học tập hiệu quả dành cho học viên, tính từ thời điểm đầu tiên tham gia chương trình, cho đến khi tốt nghiệp, và cả sau đó.

Bài viết trên Firehose Project(***) có liệt kê một số đặc điểm để nhận diện một Coding Bootcamp tốt, bao gồm các yếu tố:

  • Chất lượng của giảng viên và người hướng dẫn
  • Đội ngũ sáng lập viên là người biết lập trình
  • Học viên được lập trình ngay từ ngày đầu
  • Hỗ trợ kỹ thuật toàn thời gian.

Cách học mới

Coding Bootcamp là một cách tiếp cận mới về phương pháp đào tạo, do đó đòi hỏi học viên có một cách học mới, không giống với các cách học vẫn thường thấy ở các mô hình truyền thống.

Ở Coding Bootcamp, học viên vất vả hơn rất nhiều, vì tham gia rất nhiều vào các hoạt động học tập. Đây chính là thể hiện rõ nhất của hình thức “active learning” (Học tính cực) – trong đó kết quả của việc học phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia, mức độ cam kết và nỗ lực của các học viên. Học viên ở Coding Bootcamp gần như không có thời gian để “nghỉ ngơi”, mà chuyển từ hoạt động học tập này sang hoạt động học tập khác, nhằm tạo ra một sự tăng trưởng nhanh chóng về mặt kỹ năng và kiến thức trong thời gian ngắn.

Các hoạt động chính của học viên của các Coding Bootcamp bao gồm: Lập trình giải quyết các bài toán đã được thiết kế, học trên các hệ thống trực tuyến, trả lời các câu hỏi, tự tìm kiếm các kiến thức liên quan, thảo luận nhóm, hỏi, tham gia các cuộc thi lập trình, tham gia các phiên luyện code cường độ cao, viết báo cáo…

Với cách học mới này, học viên sẽ gặp khá nhiều khó khăn, nhất là trong những thời gian đầu. Do đó, ở các Coding Bootcamp, thường có khác nhiều các tutor, mentor hỗ trợ toàn thời gian để giúp học viên vượt qua các thử thách.

Các khó khăn đối với Coding Bootcamp

Thời gian ngắn vừa là một ưu điểm nhưng cũng mang lại khó khăn cho các Coding Bootcamp, chẳng hạn như nó không đủ để các học viên trẻ kịp hình thành một nền tảng về thái độ và văn hoá trưởng thành. Đối với những học viên đã trưởng thành (chẳng hạn như người đã đi làm các ngành nghề khác, các sinh viên năm cuối ở các trường Đại học) thì đây thường không phải là vấn đề, bởi vì họ đã được rèn luyện trước đó.

Chi phí cao – là cảm giác đối với những người vừa mới nhìn vào học phí trên từng tháng. Trong thực tế thì không phải như vậy, nếu tính theo toàn bộ chương trình học thì tổng chí phí dành cho Coding Bootcamp sẽ ít hơn nhiều so với việc học viên theo học các chương trình khác trong vòng 2-3 năm hoặc nhiều hơn. Ngoài ra, nếu tính trên đơn vị thời gian là giờ làm việc (giờ được hỗ trợ) thì chi phí cũng khá rẻ, so với các hình thức đào tạo bán thời gian – học viên chỉ tham gia học một số giờ nhất định trong tuần. Tuy nhiên, lúc mới nghe mức học phí theo tháng thì thường sẽ khiến các ứng viên đắn đo.

Quy mô lớp nhỏ – bởi vì nếu quy mô lớp lớn thì không thể hỗ trợ tốt được đến từng học viên. Các Coding Bootcamp thường mở các lớp dưới dạng các nhóm nhỏ dưới 20 người, thậm chí là chỉ 3-5 người học cùng nhau. Quy mô lớp nhỏ sẽ khiến cho chi phí triển khai đào tạo (giảng viên, quản lý…) tăng lên.

Chiếm dụng mặt bằng lớn. Khác với các hình thức đào tạo bán thời gian, một phòng học có thể đáp ứng được cho nhiều lớp. Ở Coding Bootcamp, mỗi học viên tham gia toàn thời gian, do đó mỗi phòng học chỉ đáp ứng được cho một lớp học duy nhất, do đó chi phí cho địa điểm sẽ tăng lên. Đó cũng là lí do tại sao nhiều Coding Bootcamp lựa chọn hình thức xây dựng các co-working space để học viên tự do ngồi làm việc, chứ không ngồi cố định như các mô hình truyền thống.

Học viên cần chuẩn bị gì khi tham gia Coding Bootcamp?

Một số câu hỏi mà một học viên cần tìm hiểu trước khi quyết định tham gia vào một chương trình Coding Bootcamp:

  • Đâu là mô hình phù hợp với mình? Coding Bootcamp hay là Đại học, Cao đẳng, học trực tuyến…
  • Mình đã sẵn sàng để tham gia Coding Bootcamp chưa? Điều kiện thời gian, điều kiện tài chính, tính cam kết của cá nhân, nhu cầu việc làm…
  • Mình nên học công nghệ nào? Web back-end, web front-end, web full-stack, mobile, Java, PHP, iOS, Android…
  • Những doanh nghiệp nào sẽ phù hợp với mình?

Khi đã quyết định tham gia Coding Bootcamp, học viên hãy:

  • Loại bỏ hoàn toàn các hoạt động khác có ảnh hưởng đến thời gian và sự tập trung cho việc học
  • Dành tối thiểu 8-12 giờ học mỗi ngày
  • Dành nhiều thời gian nhất có thể để luyện tập kỹ năng lập trình
  • Nhanh chóng tạo ra các sản phẩm nhỏ để chứng minh tiến bộ về năng lực của bản thân
  • Tích cực hỏi và tham gia các hoạt động học tập
  • Đến các doanh nghiệp phần mềm để tìm hiểu về môi trường làm việc ở đó
  • Để ý đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần, đảm có đủ sức lực và động lực để hoàn thành các hoạt động hằng ngày
  • Thường xuyên đánh giá lại bản thân, để biết được các tiến bộ và các khó khăn mà mình đang gặp phải
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ nhiều nhất có thể từ những người hướng dẫn để mất ít thời gian hơn khi gặp phải những nút thắt khó nhằn

Tags:

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

8 + 1 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM