Trang chủ » Blog » học lập trình PHP căn bản phần 7

học lập trình PHP căn bản phần 7

bởi CodeGym | 27/12/2023 11:27 | Blog

Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu vòng lặp cuối cùng đó là vòng lặp foreach trong PHP. Vậy thì trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu một số câu lệnh dừng chương trình vòng lặp & lệnh nhảy tới một vị trí nào đó trong file PHP.

Bài 10: Lệnh break, continue, goto, die, exit trong PHP.

Nội dung chúng ta gồm có các phần như sau:

1. Câu lệnh break.

Lệnh break thường được dùng để thoát khỏi vòng lặp cho dù vòng lặp chưa kết thúc.

Ví dụ:

Học lập trình PHP căn bản phần 7.

Trong ví dụ này thì vòng lặp được lặp từ 1 cho tới 100. Nhưng nó không chạy hết 100 lần bởi vì khi nó chạy tới lần thứ 20 (tức là biến $i = 20). thì câu lệnh kiểm tra if đúng nên lệnh break bên trong câu if được thực hiện và sẽ dừng vòng lặp..

Không chỉ ở vòng lặp for mà các vòng lặp như while và do while. vòng lặp foreach chúng ta đều có thể dùng lệnh break để kết thúc.

2. Câu lệnh continue.

Dịch ra tiếng anh cũng đủ hiểu phần nào câu lệnh này. Lệnh continue sẽ bỏ qua những đoạn code bên dưới nó và nhảy qua vòng lặp kế tiếp. (không thoát hẳn vòng lặp như lệnh break).

Ví dụ:

Học lập trình PHP căn bản phần 7.

Bài này vòng lặp for lặp từ 1 tới 10 và in ra các số đó. Nhưng lạ thay là kết quả thiếu mất số 5 tại vì khi $i = 5 (vòng lặp thứ 5). thì câu lệnh continue đã nhảy chương trình qua vòng lặp mới nên lệnh echo $i không thực hiện được.

Tương tự ta có thể sử dụng lệnh này cho tất cả các vòng lặp for, while, do while foreach.

3. Câu lệnh goto.

Lệnh goto được dùng để nhảy đến một dòng code nào đó.

Ví dụ:

Học lập trình PHP căn bản phần 7.

Trong ví dụ này nếu bình thường thì nó sẽ xuất ra màn hình cả $a và $b . Nhưng bài này nó chỉ xuất ra màn hình mỗi $a vì dòng : goto label_end sẽ nhảy chương trình đến cái nhãn label_end nên dòng echo $b; không được thực hiện. label_endđược gọi là nhãn (có thể đặt tên bất kỳ).

Người ta khuyên rằng không nên sử dụng lệnh goto bởi vì nó khó nhìn, lộn xộn khó bảo trì nâng cấp.

4. Lệnh die và exit.

Với 2 lệnh break và continue chỉ ảnh hưởng trong vòng lặp thì lệnh die và exit lại ảnh hưởng tới cả chương trình. Nếu bạn dùng 2 lệnh này thì chương trình sẽ dừng ngay lập tức. và những đoạn code bên dưới die và exit sẽ không được thực hiện.

Ví dụ:

học lập trình PHP căn bản phần 7.

Trong ví dụ này kết quả xuất ra màn hình là 123, vởi vì dòng code echo ’456′ không được thực hiện.

Thực tế thì ta hay sử dụng lệnh break, continue, die và exit thôi chứ lệnh goto rất ít khi dùng vì nó làm cho chương trình trở lên rối, khó nâng cấp và bảo trì. Bài tiếp theo ta sẽ tìm hiểu hàm trong PHP.

Bài 11: Xây dựng hàm trong PHP.

Hàm là một chương trình thực hiện một tác vụ cụ thể. Chúng thực chất là những đoạn chương trình nhỏ giúp giải quyết một vấn đề lớn. Hàm là một phương pháp lập trình hướng thủ tục trong ngôn ngữ PHP. Và các ngôn ngữ bậc cao khác. Hiểu được nó các bạn mới có thể tiếp tục học những kiến thức như lập trình đối tượng. Vì thế tôi hy vọng các bạn cố nắm vững nó nhé.

Nội dung chính

  • 1. Cách sử dụng hàm trong PHP.
  • 2. Cấu trúc của một hàm Trong PHP.
    • Truyền nhiều biến vào hàm trong php.
    • Gán một giá trị mặc định cho biến truyền vào.
    • Tham số thực và tham số hình thức.
    • Biến toàn cục và biến cục bộ.
    • Biến tĩnh.
  • 3. Các cách gọi hàm trong PHP.
    • Truyền bằng giá trị:
    • Truyền bằng tham chiếu:
  • 4. Các quy tắc và phạm vi của hàm.

1. Cách sử dụng hàm trong PHP

Hàm trong PHP được dùng để thực hiện một khối lệnh liên tiếp có điểm đầu và điểm cuối. Một hàm được xác định thực hiện một công việc cụ thể nào đó. Giả sử tôi viết một hàm kiểm tra số là số chẵn hay số lẻ thì mục đích của hàm đó là kiểm tra một số là số chẵn hay lẻ. Điều đặc biệt hàm có thể gọi ở nhiều nơi, nhiều chương trình khác nhau.

Giả sử bạn cần viết một chương trình cho người dùng đăng nhập vào hệ thống. và bạn sẽ sử dụng nó ở hai ứng dụng backend và frontend. Nhưng sau một thời gian bạn muốn sửa lại một số thông tin lúc kiểm tra thì bạn sẽ phải vào hai chương trình đó và sửa lại. Điều này thật tệ hại vì chương trình sẽ bị dư thừa, khó quản lý và bảo trì. Nhưng nếu bạn sử dụng hàm thì chỉ cần sửa trong hàm đó là được.

2. Cấu trúc của một hàm Trong PHP

Cú pháp tổng quát khai báo hàm trong PHP là:

Trong đó:

func_name là tên của hàm, $vars là các biến sẽ truyền vào trong hàm. return $val là hàm sẽ trả về giá trị $val. Nếu hàm không có trả về giá trị nào thì ta không có dòng return này.

Ví dụ:

Học lập trình PHP căn bản phần 7.

Hàm kiem_tra_so_chan có nhiệm vụ kiểm tra một số là số chẵn hay số lẻ. Nếu số chẵn thì trả về true, ngược lại trả về false. Muốn kiểm tra số nào thì chúng ta truyền biến đó vào và đó chính là biến $number. Tại chương trình chính sẽ gọi đến hàm kiem_tra_so_chan và kiểm tra hàm này trả về true hoặc false. Nếu true thì sẽ xuất ra màn hình “số chẵn“, ngược lại xuất ra màn hình ‘số lẻ‘.

Hàm kiem_tra_so_chan gọi là hàm có kết quả trả về vì trong thân hàm có return. Nếu bạn muốn hàm kiem_tra_so_chan không trả về giá trị mà xuất ra màn hình luôn. Tức là trong chương trình chính chỉ cần gọi tới và truyền biến vào là xong. Ta làm như sau:

Học lập trình PHP căn bản phần 7.

Đọc đến đây các bạn có thắc mắc là tại sao mà hàm trong php lại để ở dưới cùng mà các dòng lệnh ở trên vẫn hiểu, vì theo nguyên tắc trình biên dịch dịch từ trên xuống và từ trái qua phải. Đó là tại vì hàm trong php có thể để bất cứ đâu trên 1 file thì các bạn có thể gọi đến thoải mái trong file đó.

Truyền nhiều biến vào hàm trong PHP

Các biến truyền vào hàm trong php có thể là các kiểu bất kỳ (tham khảo trong bài các kiểu dữ liệu trong php). Và số biến truyền vào là không giới hạn, như ví dụ trên thì chỉ có 1 biến truyền vào là $number . Nhưng thực tế bạn có thể truyền nhiều biến vào bằng cách mỗi biến cách nhau bởi dấu phẩy.

Ví dụ:

Hàm này sẽ tính tổng của 2 biến truyền vào, các biến cách nhau bởi dấu phẩy. Như vậy trong chương trình chính mình sẽ làm như sau:

Tôi cố ý đặt tên là $so1 và $so2 để nó không trùng với tên biến ởf trong hàm tính tổng, mục đích là để các bạn không hiểu nhầm rằng các biến truyền vào hàm phải cùng tên với các biến ở chương trình chính.

Cách gán giá trị mặc định cho biến truyền vào

Nếu một hàm trong php bạn khai báo có 2 biến truyền vào mà lúc sử dụng bạn chỉ truyền có 1 biến vào thì hệ thống sẽ báo lỗi ngay.Ở trong thực tế bạn muốn có những hàm không ràng buộc phải bắt buộc truyền đủ biến vào. Vì thế nó cũng cấp cho chúng ta một chức năng là truyền giá trị mặc định cho từng biến trong các hàm. Mời các bạn tham khảo ví dụ sau:

Như bạn thấy hàm tính tổng có 3 đối số truyền vào, trong đó có một đối số $c mình gán = false. Đây chính là giá trị mặc định của đối số truyền vào $c. Hàm tinhtong có nhiệm vụ tính tổng cả 3 số. Nếu $c không truyền vào thì chỉ tính tổng của 2 số thôi.

Tham số thực và tham số hình thức

Tất cả các biến ta định nghĩa trong hàm gọi là tham số hình thức, còn biến mà ta truyền vào ở chương trình chính gọi là tham số thực.

Tham số $number trong hàm kiem_tra_so_nguyen_to gọi là tham số hình thức, biến $so trong chương trình chính gọi là tham số thực.

Biến toàn cục và biến cục bộ

Định nghĩa này không có gì lạ đối với các ngôn ngữ như c, c++. Đối với PHP thì cách dùng nó hơi khác so với các ngôn ngữ này. Biến toàn cục chính là các biến chúng ta khai báo ở chương trình chính. Còn biến cục bộ là biến ta khai báo ở các hàm.

Ví dụ:

Nhìn các ghi chú các bạn cũng hiểu rồi đúng không nào. Trong php để lấy giá trị biến toàn cục ta dùng lệnhglobal $tenbien để lấy. Ở trong các Framwork thì điều này ít sử dụng nhưng với các CMS như WordPress thì rất hay sử dụng lệnh này để gọi biến toàn cục.

Biến tĩnh

Biến tĩnh là các biến cố định ở bên trong các hàm. Không giống như các biến toàn cục chúng không được biết đến ở bên ngoài hàm tức là chỉ biết đến bên trong hàm nhưng giá trị của chúng sẽ lưu lại sau mỗi lần gọi hàm. Để khai báo là một biến tĩnh chúng ta dùng từ khóa static $tenbien;.

Ví dụ:

Chạy đoạn code này màn hình sẽ xuất hiện giá trị 1 và 2. Bởi vì lần gọi hàm thứ nhất biến $a được tăng lên 1 và xuất ra màn hình 1. Vì $a là biến tĩnh nên nó được lưu lại trong vùng nhớ. Qua lần gọi hàm thứ 2 biến $a được tăng lên 1 nữa là 2 nên xuất ra màn hình là 2. và đương nhiên giá trị 2 được lưu lại trong vùng nhớ cho các lần gọi tiếp theo.

3. Các cách gọi hàm trong PHP

Chúng ta có hai cách gọi hàm thông dụng.

Truyền bằng giá trị:

Mặc định tất cả các đối số truyền vào hàm đều là truyền = giá trị. Điều này có nghĩa là khi các đối số được truyền đến hàm được gọi. Giá trị được truyền thông qua các biến tạm (tham số hình thức). Mọi thao tác chỉ thực hiện trên biến tạm này nên nó không hề tác động đến biến chính của mình. Điều này có nghĩa là nếu ta truyền bằng giá trị thì trong hàm nếu ta lại tác động đến giá trị biến truyền vào thì sau khi thoát khỏi hàm giá trị đó không thay đổi.

Ví dụ:

Kết quả xuất ra màn hình sẽ là 2 và 1. Như thế biến $a vẫn giữ nguyên giá trị bằng 1 sau khi hàm kết thúc. Còn trong hàm thì biến $a có giá trị là 2.

Truyền bằng tham chiếu:

Khi các đối số được truyền bằng giá trị thì giá trị của các đối số trong hàm đang gọi không bị thay đổi. Tuy nhiên đôi khi các bạn muốn những giá trị đó thay đổi theo thì lúc này bạn phải truyền biến vào hàm dạng tham chiếu.

Ví dụ:

Kết quả xuất ra màn hình là 2 và 2. như vậy biến $a đã bị thay đổi.

Sự khác biệt ở đoạn code này so với đoạn code trên là biến $a ở hàm tang_len_1 có dấu &. Đây chính là cú pháp trong PHP báo cho trình biên dịch biết đó là một biến ở dạng tham chiếu.

4. Các quy tắc và phạm vi của hàm

Một hàm có thể gọi tới một hàm, tức là trong phần thân của hàm A có thể gọi đến hàm B & trong thân hàm B có thể gọi đến hàm C. Đây chính là hàm gọi hàm.

Ví dụ:

Bạn có thấy sự thú vị không.Nếu Là tôi thì thấy hơi bị căng vì phải suy nghĩ từng dòng code thế này :D. Bạn cứ chạy code theo quy tắc từ trên xuống và từ trái qua phải, febug từng dòng là sẽ ra được kết quả. Nếu bạn làm quen thì sau này bạn sẽ quản lý được code của mình đó.

Thường thì người ta viết các hàm vào một file php riêng. và chương trình chính vào một file PHP riêng. trong chương trình chính muốn sử dụng hàm nào thì gọi hàm đó vào. Vấn đề này tôi sẽ nói đến trong một bài khác nhé.

Ở trong bài học này các bạn đã được thao tác với Hàm trong php. Một định nghĩa ở trong lập trình cấu trúc và cũng là một bước ngoặc để các bạn có thể học sang lập trình hướng đối tượng. Vì thế hãy nắm vững nó trước khi qua các bài sau nhé.

Trong bài tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu  giải thuật đệ quy trong php.

Tags:

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

1 + 6 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM