Trang chủ » Blog » 5 cách tự học lập trình web cho người mới bắt đầu

5 cách tự học lập trình web cho người mới bắt đầu

bởi CodeGym | 27/12/2023 11:28 | Blog

Tự học lập trình web cho người mới bắt đầu – chắc hẳn đây là cụm từ được search nhiều nhất với các bạn beginners. Một phần vì “lập trình web” đang là một công việc vô cùng hot bởi sự phát triển của internet đang chi phối vô cùng mạnh mẽ thế hệ trẻ. Và nó cũng có tiềm năng vô cùng lớn trong tương lai. Nếu bạn là một người trẻ muốn tự học lập trình web thì đây chắc chắn là bài viết dành cho bạn.

Tự học lập trình cho người mới bắt đầu

Tự học lập trình cho người mới bắt đầu

Vài điểm lưu ý để tự học lập trình web cho người mới bắt đầu

Đầu tiên, bạn phải phân biệt được sự khác nhau giữa “lập trình web” và “thiết kế web”. Nếu như thiết kế web, bạn cần phải lo về thiết kế, ý tưởng, layout, màu sắc. Làm sao để khách hàng bị ấn tượng khi họ hướng đến website của bạn. “Thiết kế web” không cần biết code. “Lập trình web” lại có nhiệm vụ để đảm bảo thiết kế ấy có thể được ứng dụng và vận hành trên website. Và biết code là kiến thức cơ bản nhất.

Lập trình web bao gồm 2 mảng là Back-endFront-end. Front-end là tất cả những gì mà người dùng nhìn thấy khi họ truy cập vào website của bạn. Back-end liên quan nhiều đến cấu trúc bên trong như database và server. Một lần trình viên có thể đảm nhận được 2 nhiệm vụ này được gọi là một Full-stack Developer.

Lập trình Web là gì?

Lập trình Web hiểu đơn giản là tạo ra những website chúng ta đang sử dụng hàng ngày, bằng việc sử dụng sử dụng các ngôn ngữ lập trình, công nghệ hỗ trợ để tạo ra một Website.  Khi xây dựng trang Web xong thì lập trình viên có thể sẽ trở thành quản trị Website, lúc đó bạn cần trang bị thêm một vài công cụ hỗ trợ nhằm giúp cho việc quản trị trở nên đơn giản hơn. Sau đây sẽ là các công việc cơ bản của một Web Developer:

  • Làm việc với bộ phận thiết kế để nhận được bản vẽ mẫu (bản thiết kế website) hoặc đôi khi tự thiết kế.
  • Sau đó sẽ chuyển bản vẽ thiết kế dạng ảnh trở thành dạng web (HTML / CSS / Javascript)
  • Tiếp đó là viết mã ở bên trong để thực hiện đẩy các thông tin, dữ liệu từ trong cơ sở dữ liệu ra phía khác hàng.
  • Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng và phát triển thêm các tính năng khác cho website.

Cần yếu tố gì để trở thành một lập trình viên Web

Kiên trì: Bất kì với ngành nghề nào cũng vậy chứ không riêng gì lập trình, bạn phải cần đầu tư thời gian, chất xám của mình để học và thực hành liên túc mới có thể thành thạo trong công việc. Đối với nghề lập trình thì không phải ngày 1 ngày 2 mà có thể thấy kết quả ngay được, bạn cần sự kiên trì bền bỉ đến cùng với công việc, thành công chỉ đến với những ai ở lại đến cuối cùng.

Tư duy mở: Tốc độ phát triển rất nhanh của thời đại số đòi hỏi lập trình viên luôn mở rộng tư duy, cập nhật xu hướng và sẵn sàng chấp nhận những ý tưởng mới cho dù chúng là của bạn hay của người khác. Một lập trình viên không có tư duy mở sẽ khiến bạn tụt hậu, dậm chân tại chỗ và không có chỗ đứng trên thị trường. Do đó, càng nhiều ý tưởng, bạn càng có nhiều dự án tiềm năng để thực hiện Hãy để tâm trí cởi mở với những ý tưởng mới không chỉ từ nhóm của bạn mà còn từ những người còn lại trong công ty và thậm chí cả khách hàng

Làm việc nhóm: Phần lớn các dự án đều làm việc theo nhóm, do đó kĩ năng làm việc nhóm rất quan trọng để công việc vận hành hiệu quả. Đặc biệt đối với một lập trình viên Web bạn sẽ phải làm việc với rất nhiều phía như bên thiết kế Web, designer, content writer, khách hàng,…

Tính chính xác: Nghề lập trình là nghề làm việc trực tiếp với máy móc, do vậy nên chúng ta cần cẩn thận và chính xác đến từng dấu chấm dấu phẩy trong mỗi đoạn code. Chỉ cần sai một chi tiết thôi cũng có thể sai cả chương trình và việc fix bug đã quá quen thuộc với một lập trình viên những chắc chắn không ai thích ngồi hàng giờ liền để tìm bug đâu nhỉ!?

Ngoại ngữ: Tiếng Anh là một ngôn ngữ quan trọng trong lập trình, bởi đa phần các tài liệu tham khảo trong lĩnh vực này đều được viết bằng tiếng anh. Không cần quá suất sắc nhưng tối thiểu bạn cần có nền tảng tiếng anh cơ bản để phụ vụ cho việc học, tìm kiếm tài liệu cũng như làm việc với ngôn ngữ lập trình và máy tính. Hơn nữa, việc thành thạo tiếng anh hay bất kì một ngôn ngữ nào khác sẽ là một lợi thế vượt trội trong lộ trình thăng tiến công việc cũng như trong giao tiếp.

Người mới bắt đầu học lập trình nên tự chọn một ngôn ngữ để bắt đầu

Lập trình web sử dụng rất nhiều các ngôn ngữ khác nhau như PHP, Java, C++, Python,… . Việc bắt đầu với một ngôn ngữ là điều vô cùng quan trọng bởi nó sẽ là ngôn ngữ gắn bó giúp bạn xây dựng được một trang web cơ bản. Còn muốn tối ưu và hoàn thiện sản phẩm hơn thì phải trau dồi thêm ngôn ngữ.

Đây chỉ là ý kiến chủ quan của người viết dành cho đối tượng “tự học lập trình web cho người mới bắt đầu”. Nhưng tôi khuyên các bạn nên bắt đầu với PHP. Đây là một ngôn ngữ với mà nguồn mở và có thể nhúng vào HTML. Tốc độ của PHP nhanh gọn, cú pháp gần giống với C, Java. Hơn nữa, cộng đồng lập trình PHP trên toàn thế giới cũng vô cùng lớn. Cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở.

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU HỌC JAVA MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY!

Tự mình tìm hiểu những thuật ngữ lập trình web

WWW – World Wide Web

Gọi tắt là web. Được xây dựng chủ yếu trên nền văn bản, đồ họa và các hiệu ứng tương tác. Tuy nhiên để có thể tạo được một trang web có “tương tác” thì các kiến thức, số liệu phải được cập nhật thường xuyên, kiểm tra dữ liệu nhập, có hiệu ứng chuyển động,… . Bạn phải lập trình trang web của mình.

HTTP – HyperText Transfer Protocol

Là giao thức chuyển siêu văn bản trên web. Là ngôn ngữ để giao tiếp giữa WebSever là WebClient. Giao thức này là tập hợp các qui định dùng để trao đổi các tài liệu (văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, các tập tin đa truyền thông,…) giữa Web server và trình duyệt Web.

URL – Uniform Resource Locator

Hiểu đơn giản đó là một địa chỉ để truy cập vào trang web. Nhằm mục đích giúp người dùng dễ dàng truy cập vào các nguồn tài nguyên trên web

HTML – HyperText Markup Language

Khi bạn vào nội dung của một bài viết trong một trang web. Bạn sẽ luôn thấy các HyperText. Có thể là một từ, một câu, một hình ảnh, … . Mà khi ấn vào sẽ hướng bạn vào một trang web khác. Như vậy, trang web (trang HTML) là tập hợp gồm những dòng văn bản, thẻ đánh dấu (Tag) theo cấu trúc và trình tự xác định. Các thẻ  này sẽ quy định quy cách hiển thị văn bản, hình ảnh…. trên trình duyệt. Từ đó, các trình duyệt Web có thể hiểu và hiển thị thông tin theo ý bạn.

CSS – Cascading Style Sheets

Là ngôn ngữ được dùng để tìm và định dang lại các phần tử tạo ra bởi HTML. Nếu như HTML tạo ra những dòng văn bản, tiêu đề, bảng. Thì CSS làm cho các phần tử ấy có “style” như đổi màu, thay đổi định dạng,… .

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU HỌC LẬP TRÌNH MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY.

Người mới bắt đầu học lập trình web nên tự mình tìm hiểu cấu tạo của một trang web cơ bản

Header: là phần đầu của trang web. Header của một website cơ bản có thể được chia làm 3 phần

  • ô để logo: nơi đặt logo của trang web
  • ô để quảng cáo: là nơi bạn đặt quảng cáo
  • ô menu: Nơi hiện thị các phần đề mục, chuyên mục cho trang web của bạn

Content: chứa nội dung của một trang web – nội dung muốn được hiển thị. T-hông thường chỉ là ảnh đại diện, tiêu đề, và vài dòng mô tả của bài viết. Thực chất phần này có thể được chia nhỏ hơn nữa “Sidebar Second”. Các bài viết gợi ý chứa nội dung liên quan do bạn tự sắp xếp.

Footer: để các thông tin cần thiết để người xem có thể liên hệ lại với mình. Thông thường để địa chỉ, số điện thoại, email liên hệ,…. .

Tự học lập trình web cho người mới bắt đầu – thực hành với WordPress. 

WordPress là nền tảng để xây dựng một website phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Có thể kể đến một vài ông lớn như CocaCola, Vogue, CNN, Sony cũng sử dụng nền tảng WordPress để tự xây dựng thương hiệu. Với đặc tính đơn giản, dễ sử dụng – người dùng thậm chí còn chả cần biết code – rất phù hợp với những bạn đang tự học lập trình web cho người mới bắt đầu .Bạn hoàn toàn có thể tự xây dựng bằng viết sử dụng các theme có sẵn và thêm các plugin đi kèm. Hãy bắt đầu bằng việc tạo nên một blog cá nhân cho thành thạo. Sau đó mới chuyển sang các trang mua bán, thương mại, các website của doanh nghiệp.

Nhìn chung, việc xây dựng một trang web không hề cao siêu và khó như bạn tưởng. Với sự phát triển của công nghệ, đã có rất nhiều công cụ sinh ra để đơn giản hóa những điều mà bạn luôn nghĩ là “không dành cho mình”. Chỉ cần biết các kiến thức căn bản, nắm được phương thức vận hành thì tất cả đều “nằm trong tầm tay”. CodeGym mong bạn sớm tự xây dựng được một trang web cho bản thân và có thêm động lực để tự học lập trình web cho người mới bắt đầu nhé!

Bài viết liên quan: 10 cuốn sách về lập trình web PHP dành cho người mới bắt đầu“.

Tags:

1 Lời bình

  1. quang

    tôi muốn bắt đầu học thử 1 khoá lập trình web dc ko ak

    Hồi đáp

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

9 + 7 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM