Trang chủ » Blog » Việt Nam đang rất cần nhân lực Agile

Việt Nam đang rất cần nhân lực Agile

bởi CodeGym | 04/12/2023 17:33 | Blog

Agile là một trong những chìa khóa cho sự thành công của các doanh nghiệp CNTT trên toàn cầu. Việt Nam mới chỉ bắt đầu hội nhập với xu thế này, nhưng đang thiếu nhân lực trầm trọng.

Trong hơn một thập kỉ đầu thế kỉ XXI này, ngành CNTT đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Song hành với đó là sự đổi mới phương pháp quản trị và sản xuất theo hướng Agile/Scrum hiện đại. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, việc chuyển đổi phương thức làm việc sang Agile/Scrum đóng vai trò quan trọng trong gia tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả dự án và đổi mới sáng tạo.

Báo cáo CHAOS của Standish Group năm 2015 chỉ rõ, Agile có thể giúp tỉ lệ thành công của các dự án tăng gấp ba lần so với phương thức hoạt động truyền thống. Năng suất nhóm Agile có thể tăng từ 3-7 so với các nhóm truyền thống. Những sản phẩm công nghệ đột phát ngày nay hầu như đều được làm ra từ những nhóm Agile đầy đam mê và sáng tạo.

Agile là một cách gọi vắn tắt những phương pháp làm việc (như Scrum, Kanban, hay eXtremeProgramming), quản lí và phát triển sản phẩm dựa trên những nguyên lí được mô tả trong Tuyên ngôn Phát triển phần mềm Linh hoạt với chủ trương nhấn mạnh tính sáng tạo của cá nhân và nhóm, chuyển giao sớm giá trị cho người dùng, cộng tác chặt chẽ giữa các bên liên quan và thích ứng tốt với sự thay đổi của môi trường. Những nguyên lí này không có mục đích gì hơn là định nghĩa một “văn hóa” làm việc mới, với sự ưu tiên cho cộng tác, làm việc nhóm hiệu quả, hướng-giá-trị, để tạo lập và duy trì sự linh hoạt (Agility) cho mỗi tổ chức nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh bền vững trong nền kinh tế sáng tạo thế kỉ 21.

Nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu đã và đang dịch chuyển mạnh mẽ sang Agile/Scrum, từ các gã khổng lồ Google, Facebook, Microsoft tới những startup còn đang chuẩn bị gây dựng tên tuổi. Theo nghiên cứu của VersionOne năm 2014, đã có 94% các tổ chức ở khu vực Âu Mĩ được khảo sát cho biết là đã phần nào đó sử dụng Agile trong công việc.

Tại Việt Nam, nhiều tên tuổi lớn như FPT, Viettel, VNG hay những doanh nghiệp nhỏ mới khởi sự cũng đã sớm bắt kịp xu thế áp dụng Agile/Scrum. Cộng đồng AgileVietnam cũng đã ghi nhận hàng trăm công ty đang nỗ lực chuyển đổi phương thức phát triển phần mềm sang Agile/Scrum. Nhìn nhận chung của giới chuyên gia và lãnh đạo các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam là rất ủng hộ trào lưu này. Ông Đỗ Văn Khắc, Phó Tổng giám đốc FPT Software nhận định: “Agile có thể rút ngắn thời gian chuyển giao sản phẩm, dễ dàng thay đổi tính năng để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ở Việt Nam thì còn mới, chứ trên thế giới thì CNTT không thể không dùng Agile“. Đứng ở góc độ đào tạo nhân lực, ông Nguyễn Tuân, Giám đốc Đào tạo của FPT Aptech thì cho rằng: “Để cập nhật với công nghệ phát triển mới hiện nay, chúng ta cần phải dạy Agile trong các trường CNTT càng sớm càng tốt”. Ông Phạm Anh Đới, huấn luyện viên Scrum tại Học viện Agile, một chuyên gia của ScrumAlliance (Certified Scrum Professional) nhấn mạnh thêm về vai trò của việc đào tạo: “Một trong những điều đảm bảo thành công cho việc triển khai Agile/Scrum cho doanh nghiệp là tham dự các chương trình đào tạo chuyên nghiệp. Nhiều người tham dự các khóa học Certified ScrumMaster mà tôi biết tại Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đang có những đóng góp rất tích cực vào sự phát triển của các doanh nghiệp, và sự nghiệp cá nhân cũng đang có những bứt phá đáng chú ý”.

Sự chuyển dịch phương thức làm việc kéo theo nhu cầu về nhân lực Agile/Scrum lên cao trong những năm trở lại đây. Theo khảo sát “Các kỹ năng và mức lương ngành công nghệ thông tin năm 2015” của hãng đào tạo hàng đầu thế giới Global Knowledge, chứng chỉ Certified ScrumMaster (CSM) nằm ở vị trí thứ 6 của Top 10 kĩ năng được trả lương cao nhất. Đây là chứng chỉ do hiệp hội Scrum quốc tế Scrum Alliance cấp thông qua chương trình đào tạo chất lượng cao trên quy mô toàn thế giới. CSM chứng nhận những chuyên gia Scrum/Agile đủ kiến thức và kinh nghiệm để triển khai phương pháp phát triển phần mềm hiện đại Scrum cho công ty nhằm đạt được hiệu suất cao, chất lượng sản phẩm đột phá. Hiện nay, thành viên có chứng chỉ này của Scrum Alliance đã đạt gần 350 nghìn người và đang tiếp tục tăng nhanh. Nhiều người sở hữu chứng chỉ này không chỉ có ưu thế về thu nhập, mà còn phát triển nhanh và bền vững nấc thang nghề nghiệp trong ngành CNTT.

Nhu cầu Agile là rất lớn, nhưng nguồn cung nhân lực chất lượng cao về Agile/Scrum tại Việt Nam hiện nay lại rất khan hiếm. Ông Dương Trọng Tấn – Giám đốc Học viện Agile, một đơn vị đào tạo Agile tiên phong tại Việt Nam, cho biết: “Nhu cầu nhân lực Agile nói chung, ScrumMaster nói riêng hiện nay tương đối lớn. Tuy nhiên ScrumMaster chuyên nghiệp thì vô cùng thiếu vì thiếu vắng các đơn vị đào tạo chuyên nghiệp. Hiện nay chủ yếu nhân lực là do các doanh nghiệp tự đào tạo. Nhiều công ty thân thiết của chúng tôi có đặt vấn đề giới thiệu ScrumMaster tại Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh nhưng chúng tôi thường phải nói lời xin lỗi. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần một lực lượng ScrumMaster đủ đông và đủ mạnh để đáp ức khả năng phát triển cao của ngành. Chúng tôi đang phải nỗ lực hết mình để cung cấp nhân lực Agile chất lượng cao cho các đối tác”.

lớp đào tạo scrum của học viện agile tại hà nội

Một lớp đào tạo Scrum của Học viện Agile tại Hà Nội

Việt Nam đang mong muốn vươn mình trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin. Nhiều dự án và phong trào đang muốn biến Việt Nam thành quốc gia khởi nghiệp tiếp theo. Để điều đó trở thành hiện thực, chúng ta cần có thêm nhiều chuyên gia CNTT tiếp cận tốt với công nghệ mới, kiến thức chuyên sâu để thực sự đương đầu với thách thức và nắm bắt những cơ hội phía trước. Agile là một xu thế không thể bỏ qua vào lúc này.

Nguồn : tapchilaptrinh.vn

Tags:

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

3 + 14 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM