Lập trình web là công việc rất được ưa chuộng trong những năm gần đây. Internet ngày càng có sức chi phối mạnh mẽ đến cuộc sống con người. Điều này phần nào đồng nghĩa với việc lập trình web đã và đang là công việc lý tưởng để các bạn trẻ hướng đến. Vậy lập trình web là gì? Học lập trình web bắt đầu từ đâu?
Nội dung
1. Lập trình web là gì?
Lập trình web là gì? Lập trình web chính là công việc lên ý tưởng, xây dựng và thiết kế trang web bằng các ngôn ngữ lập trình như: JavaScript; CSS, PHP, Python,… Các website được tạo ra cần đảm bảo có sự tương tác với người dùng và cơ sở dữ liệu dựa trên ngôn ngữ máy tính.
>>> Có thể bạn quan tâm: Khoá học Online miễn phí “Từ sinh viên IT đến lập trình viên được việc”
2. Để tạo những web cơ bản bạn cần làm những gì?
Lĩnh vực lập trình web gồm 2 mảng chính là: lập trình front-end và lập trình back-end. Về cơ bản, Front-end là tất cả những gì người dùng thấy. Bao gồm cả ngôn ngữ hiển thị và các design.
Ngược lại, back-end chính là những cấu trúc bên trong website. Chẳng hạn như server và database. Lập trình viên back-end thường phải quan tâm nhiều đến cấu trúc và độ bảo mật của website. Lập trình viên có thể đảm nhận cả front-end và back-end được gọi là Fullstack Developer. Do đó trước khi tìm hiểu lập trình web là gì cũng như bắt đầu học lập trình cơ bản; bạn cần xác định những điểm mạnh trong lĩnh vực này để phát huy chúng.
Khác với thiết kế web, thiết kế là việc lên layout, ý tưởng; màu sắc và hình ảnh sao website ấn tượng trong mắt người dùng. Ngược lại, lập trình là việc đảm bảo cho các thiết kế đó được triển khai trơn tru. Có tính ứng dụng cao và quá trình vận hành mượt mà trên website. Khi đảm nhiệm vị trí thiết kế web bạn không cần biết code. Những với lập trình web code là điều cơ bản nhất bạn cần nắm.
Quá trình lập trình web sử dụng rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. Lập trình viên không cần thành thạo tất cả ngôn ngữ. Tuy nhiên, bạn cần nắm chắc 1 ngôn ngữ lập trình cơ bản có thể vận dụng trong website. Sau đó để tối ưu hóa và hoàn thiện sản phẩm, lập trình viên cần trau dồi thêm các loại ngôn ngữ khác.
3. 5 bước tự học lập trình web cơ bản cho người mới bắt đầu
Bắt đầu từ google
Google được mệnh danh là chìa khóa vạn năng giúp mở ra hàng loạt kiến thức ở đa dạng lĩnh vực khác nhau. Google cũng là một trong những công cụ giúp bạn học lập trình web cơ bản hiệu quả.
Bạn chỉ cần tìm kiếm trên google cụm từ “lập trình web là gì” hoặc “học lập trình web cơ bản” thì ngay lập tức hàng loạt khóa học sẽ được hiển thị. Tuy nhiên, để học hiệu quả bạn nên chọn lọc những khóa học phù hợp với nhu cầu và năng lực của bản thân hiện tại.
Một số website giúp học lập trình web cơ bản chất lượng như:
- CodeGym Online
- Code school
- Dash General Assembly
- Development
Tìm hiểu về một ngôn ngữ lập trình nhất định
Rất nhiều ngôn ngữ lập trình đang được áp dụng để xây dựng website. Nhưng cơ bản nhất bao gồm những loại ngôn ngữ sau: CSS, HTML; JavaScript, PHP, MySQL..
Vì vậy sau khi tìm hiểu lập trình web là gì và xác định được định hướng phát triển trong lĩnh vực này. Bạn có thể bắt đầu học lập trình web bằng các ngôn ngữ lập trình phổ biến. Nắm vững các ngôn ngữ lập trình sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong cách viết code lập trình web.
>>> Xem thêm: Trở thành lập trình viên Front-end trong 8.5 tháng
Nắm rõ những thuật ngữ cơ bản của công việc lập trình web
Khái niệm đầu tiên mà bạn cần nắm rõ khi tìm hiểu về cách xây dựng website chính là lập trình web là gì. Ngoài ra, để giao tiếp và trao đổi với các lập trình viên khác trong cùng 1 dự án; còn có các khái niệm cơ bản khác mà bạn cần nắm như: source code (mã nguồn); bug (lỗi), code (mã); release (ra mắt sản phẩm),… Nếu là một newbie, không nắm rõ các thuật ngữ cơ bản trên sẽ khiến bạn cảm thấy “lạc lõng” khi bắt đầu công việc cùng đồng nghiệp.
Tìm hiểu về cấu trúc web
Để lập trình web hiệu quả; cấu trúc web là một trong những phần quan trọng mà lập trình viên cần nắm. Về giao diện, thường 1 website sẽ bao gồm 3 phần chính: Header; Body và Footer.
Header chính là nơi để đặt logo, slogan và những hiệu ứng khác của website. Body là phần nội dung chính mà website truyền tải đến người dùng. Footer là phần cung cấp các thông tin thêm về công ty như: thông tin liên lạc; chính sách khách hàng…
Một trang web sẽ bao gồm các trang thành phần sau: 1 trang chủ (homepage); các trang danh mục (category page) và các trang chi tiết (detailed page).
Làm website và thực hành với WordPress
WordPress là một trong những nền tảng làm web khá quen thuộc hiện nay. Với WordPress, bạn không cần phải biết code vẫn có thể xây dựng 1 trang web chỉ bằng các theme và các plugin đi kèm.
Nếu chưa nắm rõ về WordPress, bạn có thể bắt đầu xây dựng những blog cá nhân trên nền tảng WordPress để củng cố kiến thức. Đồng thời nâng cao tay nghề. Sau đó bắt đầu với những trang website doanh nghiệp; trang bán hàng chuyên nghiệp hơn.
Trên đây là những thông tin liên quan đến lập trình web là gì mà bạn nên biết. Hy vọng sẽ giúp ích cho quá trình phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực IT của bạn!
>>> Tham khảo thêm: Khóa học lập trình back-end
0 Lời bình