Lập trình web là lựa chọn nghề nghiệp rất được yêu thích hiện nay. Giới trẻ thường quan niệm rằng đây chính là một trong những nghề “hái ra tiền”. Tuy nhiên, lại ít ai có thể hiểu cặn kẽ lập trình web là làm gì? Tại sao lại trở thành xu hướng nghề nghiệp hiện nay? Cùng CodeGym Online đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung
I. Lập trình Web là làm gì?
Lập trình web hay phát triển web chính là việc xây dựng và duy trì trạng thái của trang web. Đây là một trong những đầu việc diễn ra đằng sau hậu trường. Và nó đóng vai trò rất quan trọng để tạo nên một trang web hiển thị tốt; tải nhanh; cung cấp trải nghiệm người dùng liền mạnh và hoạt động mượt mà.
Các nhà lập trình web sẽ sử dụng nhiều ngôn ngữ mã hóa khác nhau. Tùy vào từng nhiệm vụ cụ thể mà lập trình viên đảm nhiệm. Họ sẽ áp dụng ngôn ngữ mã hóa phù hợp. Đây chính là đáp án cho câu hỏi lập trình web là làm gì của bạn.
II. Yêu cầu của nghề lập trình web là gì?
1. Kiến thức về HTML, CSS, JS
Yêu cầu cơ bản nhất của một lập trình web chính là tích lũy đủ các kiến thức về HTML; CSS, JS và các ngôn ngữ lập trình khác. Đây là những kiến thức cơ bản; là nền tảng để bạn có thể vươn đến các nghiệp vụ cao hơn trong nghề. Nếu không trang bị tốt những kiến thức cơ bản này; bạn sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trong lập trình web.
Xem thêm: 2 khóa học về lập trình web dành cho người mới bắt đầu
2. Lập trình Web Front-end
Lập trình web Front-end là những người sẽ chịu trách nhiệm về phần thiết kế; cùng như là người xây dựng giao diện cho trang web/ứng dụng. Sao cho người dùng có thể xem và tương tác với trang web một cách dễ dàng và thuận tiện.
Không những cần vững HTML, CSS, JS, bạn cần học thêm các kiến thức về:
- jQuery được ví như một thư viện JavaScript thu nhỏ. Nó có tác dụng giúp lập trình viên tạo ra các sự kiện; hiệu ứng hoặc tương tác trên website một cách dễ dàng.
- CSS và các framework front – end phổ biến hiện nay; nhất là Bootstrap sẽ hỗ trợ lập trình viên thiết kế website nhanh và chuẩn hơn.
- Lập trình web Front-end còn phải trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng sử dụng thành thạo các Frameworks của Javascript. Chẳng hạn như: AngularJS, Ember; Backbone, ReacJS. Các Frameworks này sẽ là cứu tinh giúp bạn tiết kiệm thời gian trong lập trình; cũng như tối ưu hóa tương tác thân thiện với người dùng hơn.
- Kiến thức về UI / UX cũng là điều cần thiết với một lập trình Web Front-end.
3. Lập trình web Back end
Lập trình web là làm gì? Có phải là lập trình web Back end không? Lập trình web Back end là một cách nói rõ nghĩa hơn về nhiệm vụ của một lập trình web. Lập trình web Back end sẽ là những người chịu trách nhiệm về thiết kế và lập trình phần logic bên trong website. Phần này liên quan đến sự kết nối giữa giao diện với các cơ sở dữ liệu. Giúp website trở nên sống động hơn.
Để dễ dàng thực hiện các công việc liên quan, lập trình web Back end cần chuẩn bị thêm cho mình những kiến thức như:
- Kiến thức về ngôn ngữ lập trình: Java, JS, PHP; C#, Ruby hoặc Python.
- Kiến thức về hệ quản trị cơ sở dữ liệu như: Oracle, MySql, MS SQL Server; PosgreSQL, MongoDB,… là vô cùng cần thiết.
- Với những ngôn ngữ Backend đã chọn, lập trình viên cần thành thạo các công nghệ tương ứng với nó. Cụ thể bao gồm: Spring – Java, Express/NodeJS – JS, ASP.NET – C#; Laravel – PHP,…
- Trang bị kiến thức và kỹ năng về cách cấu hình server, domain, publish website lên internet….
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp các kỹ năng và kiến thức ở cả 2 hướng lập trình trên để trở thành 1 Lập trình viên Full-Stack.
III. Học lập trình web ra làm gì?
Ngoài thắc mắc lập trình web là làm gì thì học lập trình ra làm gì cũng là vấn đề hay được nhắc đến. Việc làm liên quan đến lập trình web tương đối đa dạng. Có thể tùy vào các kỹ năng mà bạn có để lựa chọn vị trí phù hợp với bản thân. Cùng điểm qua một số việc làm liên quan đến lập trình web sau đây nhé.
1. Front-end Developer
Front-end developer là vị trí nghề nghiệp phù hợp với những bạn có tính cẩn thận, tỉ mỉ. Công việc của vị trí này liên quan trực tiếp đến sự thành công của trang web. Nhiệm vụ chính của một Front-end developer chính là đảm bảo phần nhìn và trải nghiệm của người dùng khi truy cập web. Đảm bảo tính nhất quán của trang web trên tất cả các thiết bị khác.
2. Back-end Developer
Back-end Developer được xếp vào hàng công việc khá áp lực. Nhiệm vụ của 1 Back-end Developer chính là đảm bảo web hoạt động ổn định, hiệu quả logic; cũng như phải xử lý yêu cầu của người dùng. Vị trí này đòi hỏi lập trình viên phải tỉ mỉ, có tư duy logic; cẩn thận và biết cách giải quyết vấn đề. Bởi chỉ cần 1 sai sót nhỏ trong lập trình cũng có thể đem đến thiệt hại lớn; ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hệ thống.
3. Full-stack Developer
Full-stack Developer là sự kết hợp của front-end và back-end. Full Stack Developer đóng vai trò là người có thể làm tất cả các công việc của một lập trình web. Bao gồm: công việc liên quan tới phần nhìn; công việc liên quan đến trải nghiệm của người dùng – Front-end; xử lý hệ thống, cơ sở dữ liệu như một Back-end. Do đó có thể nói công việc này phải chịu áp lực rất lớn cùng khối lượng công việc nhiều.
Để đảm nhiệm vị trí này bạn đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao; kinh nghiệm dày dặn. Tuy nhiên, áp lực cũng sẽ được đền đáp bởi mức thu nhập xứng đáng.
4. Lập trình Freelancer, viết code thuê
Nếu đang thắc mắc lập trình web là làm gì thì cách nhanh nhất để tìm câu trả lời chính là hãy bắt đầu với công việc viết code thuê. Nếu đã có kiến thức và kinh nghiệm; và muốn chủ động về thời gian trong công việc. Bạn có thể tự nhận các dự án; công việc phù hợp với khả năng để kiếm thêm thu nhập.
Sự đa dạng trong ngôn ngữ lập trình cũng là yếu tố giúp việc làm ngày càng tăng. Thành thạo càng nhiều ngôn ngữ sẽ càng giúp bạn có thêm nhiều cơ hội việc làm.
5. Chuyên gia phát triển ứng dụng di động
Công việc của chuyên gia phát triển ứng dụng di động là sử dụng ngôn ngữ lập trình để tạo ra ứng dụng mới. Và chủ yếu là trên nền tảng ứng dụng di động. Thuộc top công việc được yêu thích nhất hiện nay. Và được săn đón nhiều nhất từ khi thế giới di động phát triển mạnh mẽ. Bạn sẽ được tiếp cận những ý tưởng mới; công nghệ mới trên thế giới.
6. Thành lập công ty
Nếu vẫn không tìm được công việc ưng ý, bạn có thể thành lập công ty để “tự mình nuôi mình”. Tuy nhiên, để thành lập công ty không khó. Nhưng để duy trì công ty lại cực kỳ khó. Bạn cần rèn cho mình chuyên môn cao; kỹ năng tốt và gia tăng mối quan hệ “có ích”.
Khi đã cảm thấy tất cả điều kiện đều chính mùi; tiềm lực cho phép thì hãy tiến hành thành lập công ty cho mình nhé. Bởi thành lập công ty sẽ đem lại cơ hội phát triển rất lớn. Nhưng cũng khó tránh khỏi rủi ro.
Xem thêm: Khóa học lập trình Web Online – Lộ trình học chi tiết
CodeGym Online hy vọng những thông tin trên đây đã phần nào giúp bạn trả lời câu hỏi lập trình web là làm gì. Đồng thời, cung cấp những thông tin cần thiết về cơ hội nghề nghiệp đến bạn. Nếu đang tìm kiếm những khóa học về lập trình để nhanh chóng ra nghề; bạn có thể thử tìm hiểu về các khóa học tại CodeGym Online nhé!.
0 Lời bình