Source Code là khái niệm nhiều người gặp khi nghiên cứu về lập trình. Chính vì vậy, khái niệm Source Code là gì và có vai trò như thế nào nhận được sự quan tâm lớn. Để hiểu rõ hơn, mời bạn cùng CodeGym tìm hiểu chi tiết qua bài viết!
Nội dung
1. Source Code là gì?
Source Code (mã nguồn) là một dãy các câu lệnh với những thành phần phần dạng ký tự được tạo ra bởi lập trình viên. Một cách hiểu đơn giản hơn thì Source Code là tổng hợp những ký tự được chúng ta nhập vào máy tính dưới dạng một văn bản thuần túy.
Đa phần Source Code được biểu thị dưới dạng văn bản. Văn bản là sự tập hợp của nhiều dòng lệnh nhằm tạo ra một thao tác trên website.
Source Code Website được viết bằng ngôn ngữ lập trình Website bởi một hoặc nhiều tập tin. Chúng giúp kết nối các thành phần giao diện người dùng của Website với nền tảng cơ sở dữ liệu. Mục tiêu chủ chốt của những đoạn code là để tạo thành một trang web hoàn chỉnh.
2. Source Code có mấy loại?
Có 2 loại Source Code mà những người đang tìm hiểu về lập trình cần biết đó là: Mã nguồn mở (Open Source) và mã nguồn đóng (mã nguồn riêng/mã nguồn thương mại). Tính chất của 2 loại mã nguồn này khác nhau, cùng so sánh tìm hiểu sự khác biệt đó qua những phương diện dưới đây:
Mục so sánh | Mã nguồn mở | Mã nguồn đóng |
Khái niệm | Loại mã nguồn có các tổ chức phần mềm công khai và chia sẻ trên mạng. Người dùng có thể tải xuống dễ dàng mà không cần mất phí. Đồng thời, người dùng có thể chỉnh sửa theo mục đích và nhu cầu sau khi tải mã nguồn này về. | Mã nguồn đóng (mã nguồn bản quyền) là mã nguồn yêu cầu người dùng có tài khoản mới có thể truy cập và tải được. Mã nguồn này được tạo bởi các lập trình viên cho một hoặc nhiều chức năng tích hợp sẵn trên website. |
Tính bảo mật | Loại mã nguồn này khó bảo mật tuyệt đối. Nguy cơ các hacker vẫn có thể đánh cắp thông tin bởi những người này có thể nhìn thấy mã nguồn đó. | Hầu hết các mã nguồn đóng có cơ chế bảo mật riêng. Mã nguồn này sẽ được lập trình viên nắm giữ, vì vậy hạn chế được sự tấn công tối đa của các hacker. |
Chi phí | Mã nguồn mở miễn phí hoàn toàn với các chức năng cơ bản. Tuy nhiên, một số tính năng nâng cao sẽ yêu cầu phí sử dụng. | Chi phí sử dụng loại mã nguồn đóng cao hơn mã nguồn mở, đặc biệt là chi phí ban đầu. Tuy nhiên, trong quá trình người dùng dễ dàng thay đổi/thêm tính năng mới với chi phí thấp hơn, hỗ trợ hiệu quả trong quá trình sử dụng. |
Nâng cấp | Nâng cấp theo đúng loại phiên bản trong thời gian nhanh khi mất phí. | Người dùng có thể chủ động trong việc nâng cấp cũng như chỉnh sửa theo ý của mình nhưng vẫn cần đảm bảo tuân thủ theo đúng các nguyên tắc của nhà phát triển. |
Hỗ trợ | Vấn đề hỗ trợ gặp nhiều khó khăn do là bản miễn phí. Người dùng sẽ phải tự tìm cách giải quyết hoặc thuê đơn vị khác hỗ trợ. | Các nhà phát triển loại mã nguồn này sẽ có trách nhiệm hỗ trợ người dùng bất cứ lúc nào. |
=>>> Xem thêm bài viết: SQL là gì? Hé lộ 6 lý do lập trình viên nên học SQL
3. TOP 3 công cụ tạo ra Source Code nhanh nhất khi thiết kế website
WordPress
Ưu điểm WordPress:
- Có plugin và kho giao diện miễn phí, khiến cho WordPress linh động và được lựa chọn nhiều hơn bất kỳ mã nguồn mở với CMS nào khác.
- Dễ cài đặt và sử dụng, đặc biệt khi sử dụng Managed WordPress Hosting (MWP).
- WordPress được đánh giá là nền tảng hỗ trợ SEO Website tốt nhất hiện tại.
Nhược điểm WordPress:
Nếu Website của bạn phát triển mạnh thì đòi hỏi lập trình viên phải có kiến thức và tay nghề vững để theo kịp sự phát triển đó trên nền tảng WordPress. Người dùng loại Source Code này nên có đơn vị tối ưu WordPress tín nhiệm, đảm bảo Website của mình vận hành tốt nhất.
Drupal
Ưu điểm Drupal:
- Drupal giúp tiết kiệm tài nguyên hệ thống và tối ưu hiệu suất hoạt động.
- Giao diện thân thiện với SEO nhưng mức độ chưa bằng WordPress.
- Hỗ trợ lập trình viên mở rộng chức năng Website dễ dàng.
- Quản lý nhiều Website cùng lúc dễ dàng.
- Drupal chạy tốt trên cả 2 server Linux và Windows.
Nhược điểm Drupal:
- Với những lập trình viên chưa có nhiều kinh nghiệm, mới vào nghề thường rất khó để hiểu và dùng Drupal.
- So với Joomla, Drupal có ít thành phần mở rộng hơn. Điều này khá bất tiện khi có phiên bản mới bạn cần chờ nhà cung cấp nâng cấp thành phần mở rộng mới đảm bảo tính tương thích.
- Người mới sử dụng Drupal sẽ thấy rắc rối khi muốn tìm kiếm hay phán đoán nên dùng thành phần mở rộng nào.
Joomla
Ưu điểm Joomla:
- Joomla có giao diện đơn giản, dễ sử dụng nên phù hợp cho cả lập trình viên và quản trị Website.
- Có thư viện ứng dụng khổng lồ với hầu hết là miễn phí giúp người dùng có thêm nhiều sự tham khảo và lựa chọn để mở rộng tính năng web.
Nhược điểm Joomla:
- Joomla không được đánh giá cao với các Website muốn tập trung SEO.
- Vì có quá nhiều ứng dụng miễn phí nên người dùng sẽ khó khăn rất nhiều khi lựa chọn và xem xét mức độ phù hợp với web của mình.
- Mã nguồn của Joomla tương đối lớn nên có thể tiêu tốn nhiều tài nguyên của hệ thống.
- Joomla không có tính năng Multiple Site nên người dùng quản trị Website thường khó khăn hơn các công cụ khác.
Hy vọng những thông tin CodeGym tổng hợp về Source Code là gì trên hữu ích với bạn. Đừng quên tham khảo các khóa học lập trình online ngắn hạn, cam kết 100% có việc làm, dạy học thực chiến tại CodeGym để tự tin trở thành lập trình viên chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ ngay với CodeGym để được tư vấn thông tin liên quan.
0 Lời bình