Trang chủ » Học sinh tiểu học nên học những kiến thức Tin học nào?

Học sinh tiểu học nên học những kiến thức Tin học nào?

bởi Admin | 08/01/2024 11:53 | Blog

Kiến thức Tin học tiểu học hiện tại là một trong những điều phải biết và thành thạo trong thời đại số. Vậy nên môn Tin học đã trở thành môn học bắt buộc có trong thời khóa biểu của các em học sinh tiểu học. Vậy, học sinh tiểu học nên học những kiến thức Tin học nào mới chính xác? Bài viết này CodeGym Đà Nẵng sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số kiến thức Tin học cần thiết dành cho các em học sinh.

1. Lợi ích và những kiến thức cần biết ở cấp tiểu học

Sứ mệnh của môn Tin học

Học Tin học mang lại rất nhiều lợi ích đặc biệt trong thời đại 4.0 hiện nay

 

Môn Tin học giúp cho học sinh hình thành và phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin. Học Tin học cũng được xem như là một quá trình mở rộng khả năng tiếp nhận tri thức và sáng tạo trong bối cảnh bùng nổ khoa học kỹ thuật. Ngoài ra, Tin học còn giúp các em đáp ứng được các yêu cầu của thời đại số hóa và toàn cầu hóa, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.

Nói chính xác rõ ràng hơn thì sứ mệnh của môn Tin học là giúp các em học sinh hình thành và phát triển khả năng Tin học với năm thành phần chính là:

  • Sử dụng, quản lý được các phương tiện công nghệ thông tin.
  • Biết cách ứng xử phù hợp trong môi trường kỹ thuật số.
  • Giải quyết được nhiều vấn đề với sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ thông tin.
  • Ứng dụng được các kiến thức công nghệ thông tin vào trong quá trình học tập.
  • Biết cách hợp tác để cùng giải quyết vấn đề trong môi trường số.

Ngoài những điều được đề cập trên, môn Tin học còn hiện diện trong các hoạt động giáo dục. Góp phần không nhỏ giúp hình thành, định hình và phát triển cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp đã được nghiên cứu trong Chương trình tổng thể quốc gia..

Tổng hợp các kiến thức Tin học tiểu học cơ bản mà các em học sinh cần phải nắm vững:

  • Sử dụng chuột và các thiết bị ngoại vi phục vụ cho quá trình khai thác thông tin.
  • Kỹ năng gõ phím bằng 10 ngón tay ở cấp độ cơ bản.
  • Tìm kiếm, tổ chức, phân loại và trình bày thông tin.
  • Có được các kỹ năng soạn thảo văn bản ở mức tối thiểu. Tức là có thể bấm, sửa, copy hay các thao tác cơ bản tương tự.
  • Sử dụng được Internet để tìm kiếm thông tin phục vụ cho tất cả nhu cầu từ học tập đến vui chơi.
  • Phân biệt được những thông tin nào nên và không nên xem.
  • Nhận biết chính xác một số thiết bị công nghệ thông tin phổ thông và hiểu được chức năng của chúng dùng để làm gì.
  • Vận hành một số thiết bị CNTT ở mức đơn giản như: Mở, đóng các phần mềm và thiết bị.
  • Biết tự tìm kiếm sử dụng tất cả những phần mềm, Internet với mục đích tạo lập được các nội dung thông tin theo yêu cầu của người khác hoặc tự sáng tạo theo trí tưởng tượng của bản thân.

Sau đây, CodeGym Đà Nẵng sẽ giúp bạn đọc chỉ rõ chi tiết hơn trong từng phần kiến thức Tin học tiểu học cơ bản dành cho các em học sinh lớp 3, 4 và 5.

2. Chi tiết các kiến thức Tin học quan trọng dành cho học sinh tiểu học

Kiến thức Tin học quan trọng dành cho học sinh tiểu học

Kiến thức Tin học quan trọng dành cho học sinh Tiểu học

2.1 Khái niệm về thông tin

Thông tin là những dữ liệu có ý nghĩa, có thể được truyền đạt, lưu trữ và xử lý bởi con người hoặc máy tính. Thông tin cũng tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh hay là video,…Con người chúng ta sử dụng thông tin để giao tiếp, học tập, giải trí và làm việc. Máy tính chính là công cụ được dùng để xử lý thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Khi học môn Tin, các học sinh cần biết được những điều sau:

  • Cách phân biệt các dạng thông tin khác nhau và tự mình cho được các ví dụ về chúng.
  • Có thể sử dụng thông tin theo nhiều mục đích khác nhau như tìm kiếm, so sánh, phân loại, tổng hợp…
  • Cách sử dụng máy tính để nhập, xuất và xử lý thông tin đơn giản.

2.2 Biết cách gọi tên và sử dụng các bộ phận máy tính

Máy tính là một thiết bị điện tử có thể thực hiện các phép tính và các lệnh theo chương trình được tạo lập trước. Thiết bị máy tính bao gồm nhiều thành phần, nhưng có ba phần nội tại chính, đó là:

  • Bộ xử lý trung tâm (CPU): Là bộ phận dùng để xử lý các lệnh và dữ liệu của máy tính.
  • Bộ nhớ (RAM): Đây là phần dùng để lưu trữ tạm thời các dữ liệu và chương trình đang được xử lý, tức là đang trong quá trình sử dụng..
  • Ổ đĩa (HDD, SSD): Được dùng để lưu trữ các dữ liệu và chương trình được cài đặt dài hạn trong máy tính.

Ngoài ra, máy tính còn có các thiết bị ngoại vi như:

  • Màn hình (Monitor): Thiết bị dùng để hiển thị các thông tin đồ hoạ và văn bản của máy tính.
  • Bàn phím (Keyboard): Là thứ được sử dụng để nhập liệu bằng các ký tự và các phím chức năng của máy tính.
  • Chuột (Mouse): Đây là thiết bị được dùng để di chuyển con trỏ và nhấn các nút chuột trên màn hình.
  • Loa (Speaker): Dùng để nghe nhạc hoặc nghe những âm thanh tương tự khác..
  • Máy in (Printer): Thiết bị xuất văn bản hoặc hình ảnh từ máy tính ra giấy.

Những lưu ý mà các em học sinh tiểu học cần biết được:

  • Cách gọi tên và phân biệt các thành phần thiết bị máy tính.
  • Biết khởi động và tắt máy đúng quy trình.
  • Sử dụng được bàn phím và chuột để nhập liệu hay điều khiển các tác vụ cơ bản của máy tính.
  • Cách dùng các ứng dụng đơn giản như trình duyệt web, trò chơi, phần mềm học tập,…

2.3 Soạn thảo văn bản ở mức độ đơn giản

Trong các kiến thức Tin học tiểu học cơ bản thì soạn thảo văn bản là kỹ năng có thể nói là cần thiết nhất. Soạn thảo văn bản là quá trình tạo, chỉnh sửa và định dạng các văn bản trên máy tính. Để soạn thảo được văn bản, học sinh sẽ cần sử dụng đến một phần mềm soạn thảo như Microsoft Word, Google Docs hay Notepad,…Các phần mềm soạn thảo này cung cấp các công cụ nhập, xóa, sao chép, dán, cắt, tìm kiếm, thay thế, kiểm tra chính tả, đánh số trang, chèn hình ảnh, bảng biểu, biểu tượng cảm xúc và vô số các công cụ khác.

Đối với soạn thảo văn bản, các em học sinh tiểu học cần phải học được những điều sau:

  • Cách khởi động và thoát khỏi một phần mềm soạn thảo đúng cách.
  • Biết gõ văn bản không dấu và có dấu trên bàn phím.
  • Mở, lưu và đóng một văn bản đã có sẵn hoặc mới tạo.
  • Cách chỉnh sửa văn bản như xóa, sao chép, dán, cắt…
  • Biết định dạng văn bản như chọn kiểu chữ, cỡ chữ, màu chữ, căn lề, xuống dòng,…

2.4 Biết cách sử dụng phần mềm đồ hoạ Microsoft Paint

Phần mềm đồ hoạ là phần mềm cho phép người dùng chỉnh sửa hình ảnh trên máy tính. Có nhiều loại phần mềm đồ họa khác nhau nhưng ứng dụng các em cần nắm đầu tiên là Microsoft Paint. Phần mềm được tích hợp sẵn trong máy tính có sử dụng hệ điều hành của Microsoft.

Những yêu cầu dành cho học sinh khi học cách sử dụng phần mềm đồ họa

  • Biết cách khởi động và thoát khỏi phần mềm đúng quy trình.
  • Sử dụng được các công cụ vẽ hình đơn giản như bút chì, bút lông, bút bi,…
  • Chọn và tô màu được cho các hình vẽ.
  • Mở và lưu một hình vẽ đã có sẵn hoặc mới được tạo.
  • Vẽ được các đồ vật đơn giản theo mẫu có sẵn, cho trước.

2.5 Biết cách sử dụng các phần mềm hỗ trợ học tập online

Phần mềm học tập là phần mềm được nhà trường/ trung tâm giáo dục thiết kế để hỗ trợ quá trình học tập của học sinh (ví dụ như: Microsoft Teams). Những phần mềm này có thể bao gồm các nội dung lý thuyết, bài tập, trắc nghiệm, trò chơi, video, âm thanh,…Và tất nhiên các ứng dụng học tập thường có thể được dùng để học nhiều môn học khác nhau như Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa học,…

Để sử dụng thành thạo phần mềm, các em học sinh sẽ cần học được:

  • Cách Tắt/ mở phần mềm sao cho đúng cách.
  • Chọn và sử dụng các chức năng của phần mềm như xem nội dung lý thuyết, làm bài tập hay chơi trò chơi,…
  • Kiểm tra được kết quả và nhận xét quá trình học tập của bản thân.

Tham khảo: Kinh nghiệm giải đề thi tin học cho học sinh cấp 2

Kết luận

Tổng kết lại, ở giai đoạn giáo dục cơ bản, môn Tin học giúp các em học sinh hình thành và phát triển khả năng ứng dụng Tin học, làm quen và sử dụng Internet. Giúp hình thành và phát triển tư duy giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của máy tính. Có sự hiểu biết và tuân theo các nguyên tắc cơ bản nhất trong quá trình chia sẻ và trao đổi thông tin.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết này, CodeGym đã giúp bạn đọc xác định được những kiến thức Tin học tiểu học cần có. Nếu bạn đọc còn những thắc mắc gì để giúp cho anh chị em, con cái nhà mình học được tốt hơn, đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng mình nhé. CodeGym sẽ hết mình giải đáp bạn.

 

Tags:

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

7 + 5 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM