Cơ hội việc làm của nghề Tester dành chung có tất cả mọi người. Hiện nay không chỉ những bạn trẻ học ngành Công Nghệ Thông Tin có thể làm nghề này. Mà những bạn đang học hoặc đang làm chuyên ngành khác vẫn có thế học và làm ngành nghề này. Tuy nhiên để có cơ hội việc làm của nghề tester cũng cần nhiều kỹ năng mà bạn cần có.
Nội dung
Giới thiệu về nghề kiểm thử phần mềm
Nghề kiểm thử phần mềm là nghề tìm kiếm và kiểm tra các lỗ hổng bên trong một phần mềm hoặc ứng dụng. Bất cứ một phần mềm hay ứng dụng nào trước khi đến tay khách hàng đều phải được kiểm thử. Quá trình kiểm thử phần mềm được thực hiện bởi các người kiểm thử hay còn gọi là tester. Những người này sử dụng các kiến thức, kỹ năng và và các công cụ hỗ trợ để tìm kiếm lỗi của phần mềm. Sau đấy tổng hợp và báo cáo lỗi cho bên lập trình viên để khắc phục lỗi.
Các thuật ngữ trong kiểm thử phần mềm
Kiểm thử phần mềm hay còn gọi là tester. Và thuật ngữ trong nghề tester gồm có QA và tester.
– QA là người đảm bảo chất lượng, về cơ bản là một quá trình hoạt động được thiết kế để đảm bảo mục tiêu đáp ứng và tạo ra những phần mềm và ứng dụng chất lượng nhất. Nhiệm vụ của QA là thiết lập những quy trình để ngăn chặn những lỗi có thể xuất hiện trong phần mềm.
– Tester là người tìm kiếm lỗi trong phần mềm. Người kiểm tra cần phải có nhuwngx kiến thức và các kỹ năng thực chiến. Biết cách thiết lập kịch bản và vòng đời kiểm thử để kiểm tra được hết lỗi trong phần mềm.
Cơ hội việc làm của nghề Tester cần yếu tố gì?
Để có cơ hội việc làm với nghề tester bạn cần phải tham gia các khóa học tester. Nếu bạn đã tìm hiểu và tự học tester tại nhà, bạn đã nắm vững các kiến thức cơ bản cho đến nâng cao. Thì bạn có thể đăng ký ngay các khóa học chuyên sâu tại CodeGym.
Hiện nay trung tâm đào tạo tester CodeGym có những khóa học phù hợp với các bạn. Có từ khóa học cơ bản đến các khóa học chuyên sâu. Sau mỗi khóa học các bạn đều được tạo 100% cơ hội về việc làm. Bạn sẽ được trung tâm giới thiệu hoặc nhận việc tại CodeGym.
Nghề tester có lộ trình như thế nào?
Để làm nghề tester ngoài những kỹ năng cơ bản như biết sử dụng máy tính, biết cài đặt các phần mềm cơ bản. Thì bạn cũng cần có những kỹ năng để có thể phát triển bản thân trong tương lai. Một số những kỹ năng quan trọng cần có của người làm nghề tester.
Kỹ năng phân tích
Trước khi lên kế hoạch kiểm thử, người kiểm thử cần phải phân tích tài liệu. Tài liệu này liên quan đến phần mềm và được bên yêu cầu kiểm thử cung cấp. Vì thế bạn cần có kỹ năng đọc và phân tích tài liệu, để đơn giản hơn trong quá trình lên kịch bản kiểm thử.
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp quan trọng với nghề kiểm thử phần mềm. Bởi quá trình kiểm thử phần mềm sẽ phải làm việc theo đội nhóm. Thế nên trong quá trình triển khai bạn cũng cần trao đổi với các thành viên trong nhóm. Ngoài ra ở mỗi quy trình kiểm thử bạn cũng cần phải có báo cáo bằng văn bản để gửi cho bên phát triển phần mềm.
Kỹ năng quản lý thời gian và lên kế hoạch
Mỗi một phần mềm hoặc dự án cũng sẽ có thời gian cần hoàn thiện. Thế nên bạn cần có ký năng lên kế hoạch và quản lý thời gian. Nếu như bạn thiếu đi kỹ năng này sẽ có thể ảnh hưởng nhiều đến công việc của bạn.
Kiến thức về cơ sở dữ liệu
Phần mềm và ứng dụng có một lượng lớn cơ sở dữ liệu, chúng được lưu trữ ở trên Mysql hoặc Oracle…và bạn cũng cần hiểu về truy vấn SQL cũng như cơ sở dữ liệu phần mềm liên quan.
Kiến thức về code
Nếu như bạn chỉ dừng lại ở QA thì bạn cũng cần hiểu qua một số khái niệm về code. Tuy nhiên nếu bạn muốn tiến xa hơn trong nghề tester thì nên hiểu và giỏi các kiến thức về code. Bởi lúc này bạn có thể tư vấn thêm cho khách hàng, khiến cho khách hàng cảm thấy tin tưởng về bạn hơn.
Hiểu các kiến thức về kiểm thử
Kiểm thử phần mềm có kiểm tra thủ công và tự động. Bạn cũng cần phải biết và thành thạo về hai loại kiểm thử này.
Cơ hội việc làm của nghề Tester có những vị trí nào?
Nghề tester hiện nay có rất nhiều vị trí phù hợp cho từng năng lực khác nhau. Ở mỗi vị trí bạn cũng có những mức lương khác nhau. Vì thế để đạt đến trình độ cao nhất bạn cũng cần phải trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng. Dưới đây là một số vị trí tester:
– QA Analyst: 1-3 năm kinh nghiệm
– Chuyên viên phân tích QA: 3-5 năm kinh nghiệm.
– Kỹ sư kiểm thử phần mềm: 3-5 năm kinh nghiệm.
– Leader QA: 5-6 năm kinh nghiệm
– Quản lý: 8 – 11 năm kinh nghiệm
– Quản lý cấp cao: trên 14 năm kinh nghiệm
Triển vọng của nghề tester
Nghề tester hiện nay không những rất triển vọng tại Việt Nam mà còn rất “hot” tại các quốc gia có ngành Công Nghệ Thông Tin phát triển. Nếu như suy nghĩ đơn giản tester chỉ là người kiểm tra các lỗi thì đây là lỗi suy nghĩ quá cũ. Các nhân viên tester hiện nay không những tìm kiếm lỗi mà còn hỗ trợ với lập trình viên để phát triển phần mềm.
>> Tham khảo: Chương trình đào tạo Tester chuyên nghiệp
0 Lời bình