Acceptance test là gì? Và nó đóng vai trò gì trong quá trình kiểm thử phần mềm. Acceptance test có bao nhiêu loại và chúng có những tiêu chí gì trong vài trò hoạt động của mình. Cùng tìm hiểu những thông tin về loại kiểm thử phần mềm ngay dưới đây?
Nội dung
Acceptance test là gì?
Đây là tên gọi của kiểm thử chấp nhận, là một quá trình đảm bảo chất lượng của phần mềm. Với mục đích là kiểm tra các ứng dụng đáp ứng được sự chấp nhận của người dùng cuối hay không. Trong kiểm thử chấp nhận tùy thuộc vào doanh nghiệp hoặc người kiểm thử mà sử dụng thử nghiệm beta, thử nghiệm ứng dụng hoặc là thử nghiệm hiện trường người dùng.
Kiểm thử chấp nhận đóng vai trò đảm bảo các phần mềm và ứng dụng đúng như với yêu cầu ban đầu của doanh nghiệp và nhu cầu của người dùng cuối. Trong quá trình Acceptance test các ứng dụng sẽ trả các kết quả đạt hoặc không đạt đến báo cáo. Và từ các lỗi không đạt này bên kiểm thử phần mềm sẽ gửi bài báo cáo đến bên nhóm lập trình phần mềm.
Acceptance test có quy trình gì?
Sau khi các bài kiểm tra hệ thống được diễn ra thì kiểm thử chấp nhận sẽ được thực hiện. Dưới đây là quy trình kiểm thử chấp nhận phổ biến hiện nay.
Bước 1: Phân tích phần mềm và ứng dụng
Tất cả các tài liệu ban đầu mà khách hàng cung cấp cần được phân tích bằng nghiệp vụ và chuyên môn. Và trong tài liệu cần có để phân tích bắt buộc phải có:
– Thông số kỹ thuật yêu cầu của hệ thống
– Các tài liệu bổ sung liên quan đến phần mềm và ứng dụng cần kiểm thử
– Sơ đồ của phần mềm ứng dụng: có bao nhiêu tính năng trong phần mềm hoặc ứng dụng đó
– Ma trận dữ liệu trong thiết kế phần mềm.
Bước 2: Kiểm tra nghiệm thu thiết kế
Nhóm kiểm thử phần mềm cần có chiến lược và cách tiếp cận trong Acceptance test. Các tiêu chí đầu vào của phần mềm cũng phải được xác định rõ ngay từ ban đầu. Phạm vi của UAT cần được đề cập rõ ràng. Cách viết kịch bản kiểm thử chấp nhận cần được đơn giản hóa để các thành viên trong nhóm kiểm thử tiếp cận thông tin dễ dàng nhất. Quá trình kiểm thử chấp nhận cần phải hoạch định rõ ràng về thời gian, lịch trình, ghi rõ chi tiết các lỗi để làm bản báo cáo cuối cùng.
Bước 3: Thiết kế và xem xét kiểm tra chấp nhận
Kịch bản kiểm thử trong kiểm tra chấp nhận cần phải đề cập các chi tiết kiểm thử cũng như cách thức thực hiện. Các bài kiểm tra chấp nhận cần phải viết làm sao phù hợp với mục đích kinh doanh ban đầu.
Bước 4: Thiết lập dữ liệu kiểm tra chấp nhận
Dữ liệu kiểm tra phải được chuẩn bị, sau đấy nhập dữ liệu vào bên trong hệ thống. Bên cạnh đó cũng cần phải chuẩn bị thêm các tài liệu chi tiết của phần mềm và ứng dụng cần kiểm thử.
Bước 5: Thực hiện kiểm thử chấp nhận
Kiểm thử chấp nhận thực hiện ở môi trường lý tưởng, không được có lỗi chức năng nào xảy ra trong quá trình thử nghiệm chấp nhận. Tuy nhiên cũng có vài trường hợp xảy ra lỗi trong quá trình kiểm thử chấp nhận, thì yêu cầu các lỗi phải được ghi lại và báo cáo.
Trong quá trình kiểm thử nếu có lỗi thì cần báo cho bên lập trình để sửa lỗi và xác minh lại. Các báo cáo trong quá trình kiểm thử chấp nhận phải được gửi hàng ngày.
Bước 6: Quyết định sản xuất phần mềm hay không?
Sau khi quá trình kiểm thử chấp nhận được hoàn thành thì bước cuối cùng sẽ đánh giá là phần mềm này có được sản xuất ra hay không? Những phần mềm không có lỗi, đạt yêu cầu sẽ được phát triển và kinh doanh. Còn những phần mềm chất lượng lượng kẽm, nhiều lỗi sẽ phải phát triển lại từ đầu.
Ai là người viết các bài kiểm tra Acceptance test?
Tiêu chí chấp nhận là cơ sở để viết lên các bài kiểm tra. Và người viết lên các bài kiểm tra Acceptance test phải có một bộ tiêu chí chấp nhận. Thông thường thì nhóm chịu trách nhiệm kiểm thử chấp nhận sẽ lên kịch bản để kiểm tra phù hợp nhất.
Bất cứ một ai khi lên các bài kiểm tra cũng cần phải làm quen với hệ thống phần mềm. Để làm quen với hệ thống phần mềm bạn cần đọc và hiểu các tài liệu liên quan được cung cấp ban đầu. Điều này giúp bạn có một cái nhìn tổng quát và lên kịch bản kiểm thử nhanh chóng cũng như thiết lập được các tiêu chí chấp nhận tốt hơn.
Ai là người kiểm tra kết quả Acceptance test?
Người kiểm tra kết quả cuối cùng của quá trình kiểm thử chấp nhận đấy chính là đối tác khách hàng. Khách hàng có thể nhờ sự tư vấn của nhiều người như bên lập trình viên, nhóm quản lý dự án để cùng với nhóm kiểm thử kiểm tra lại một lần cuối cùng. Việc khách hàng sẽ nghe những thông tin từ phía nhóm kiểm thử, kết hợp với lắng nghe nhóm phát triển phần mềm là rất quan trọng. Bởi ở quá trình này khách hàng sẽ đánh giá là phần mềm này có nên được tung ra thị trường hay không, hoặc là phần mềm này đã ở mức hoàn thiện hay chưa?
Acceptance test là một quy trình vô cùng quan trọng trong quy trình kiểm thử phần mềm. Hy vọng bài viết trên đây cũng cho quý khách hàng và các bạn biết được “Acceptance test là gì?” và chúng có thực sự quan trọng hay không?
Để hiểu hơn về nghề kiểm tester là gì? cũng như để trở thành một chuyên gia tester trong tương lai các bạn hãy đăng ký ngay các khóa học tại CodeGym của chúng tôi.
>> Tham khảo: Chương trình đào tạo Tester chuyên nghiệp
0 Lời bình