Trang chủ » Blog » 7 nguyên tắc kiểm thử phần mềm quan trọng 

7 nguyên tắc kiểm thử phần mềm quan trọng 

bởi Admin | 08/01/2024 12:03 | Blog

Nếu muốn quá trình kiểm thử của mình trơn tru và suôn sẻ thì trước tiên bạn cần nắm 7 nguyên tắc kiểm thử phần mềm dưới đây. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp quá trình kiểm thử phần mềm của bạn trở nên tối ưu hơn. 

7 nguyên tắc kiểm thử phần mềm quan trọng

Kiểm thử phần mềm là quá trình tìm và phát hiện các lỗi có trong phần mềm trước khi tung ra thị trường. Đây là công việc khá nhiều thử thách đối với những người mới. Vì vậy, nắm các nguyên lý kiểm thử này sẽ giúp Tester (đặc biệt người mới) tiết kiệm thời gian và công sức.

Các nguyên lý kiểm thử phần mềm đã được ứng dụng rất nhiều từ nhiều năm về trước. Nhưng cho tới bây giờ, nó vẫn giữ được những giá trị và lợi ích dành cho các Tester mới vào ngành. Sau đây, mình sẽ giới thiệu cho các bạn 7 nguyên tắc kiểm thử phần mềm mà Tester nào cũng nên nắm.

 

7 nguyên tắc kiểm thử phần mềm quan trọng nên nắm

7 nguyên tắc kiểm thử phần mềm quan trọng nên nắm

Kiểm thử chứng minh sự hiện diện của lỗi

Kiểm thử nhất định sẽ tìm ra lỗi. Nhưng trong thực tế nó không chứng minh cho việc sản phẩm đó hoàn toàn hết lỗi. Điều này được hiểu là dù có kiểm thử bao nhiêu lần thì vẫn sẽ xuất hiện các lỗi.

Nhưng ít nhất, thông qua việc kiểm thử, bạn sẽ hạn chế được tối đa các lỗi có khả năng xuất hiện trong quá trình khách hàng mình sử dụng. Vì vậy, Tester nên tập trung và tìm hiểu các test case sao cho càng tìm được nhiều lỗi càng tốt. 

Kiểm thử toàn bộ là không khả thi

Ngoài những sản phẩm quá đơn giản thì việc kiểm thử toàn bộ và khẳng định sản phẩm đó hoàn toàn hết lỗi là điều không khả thi. Các sản phẩm hiện đại được kết hợp rất nhiều nền tảng, công nghệ, khả năng lưu trữ và kết nối dữ liệu lớn. Vì vậy mà việc kiểm thử ngày càng khó khăn và kiểm thử toàn bộ là điều không thể.

Nhưng thay vì thực hiện kiểm thử toàn bộ, các bạn có thể dự đoán các lỗi có thể xảy ra. Đồng thời phân tích các vùng tính năng và các lỗi xung quanh. Điều này sẽ hạn chế được tối đa việc xuất hiện lỗi trong phần mềm khi hoàn thiện sản phẩm.

Kiểm thử càng sớm càng tốt

Đây là nguyên tắc yêu cầu các Tester thực hiện kiểm thử ngay trong những vòng đời phát triển của phần mềm. Nếu kiểm thử sớm, sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm ra bug. Từ đó sửa lỗi trước khi nó phát triển thành những lỗi khó hơn. Ngoài ra, nó còn giúp Tester kiểm thử trong thời gian thoải mái hơn là tới lúc hoàn thiện sản phẩm mới kiểm tra. Điều này sẽ giúp việc kiểm thử hoàn thiện và hiệu quả hơn.

Lúc này bạn nên triển khai kiểm thử càng sớm càng tốt. Nếu được, bạn nên lựa chọn kiểm thử ở giai đoạn tìm hiểu yêu cầu và thiết kế phần mềm. 

Lỗi thường được phân bố tập trung

Trong quá trình kiểm thử, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra rằng:

Đa phần các lỗi được tìm thấy đều thuộc 1 tính năng nào đó của hệ thống. Nó lặp đi lặp lại ở nhiều sản phẩm khác nhau. Điều này không lạ vì nó cũng tuân theo

nguyên lý Pareto: 80% các lỗi được tìm thấy trong 20% tính năng của hệ thống.

Nguyên tắc này sẽ giúp các Tester quen nghề tìm kiếm lỗi nhanh hơn. Nguyên nhân là do quen thuộc và biết nó thường xảy ra ở vùng tính năng nào. Tuy nhiên, nó cũng gây ra vài nguy hại không đáng có trong kiểm thử. Các Tester sẽ thụ động trong việc tìm kiếm lỗi, họ sẽ dễ dàng bỏ qua nhiều lỗi mới khác do chỉ tập trung vào những lỗi hay xuất hiện.

Nếu nắm kỹ nguyên lý này, bạn sẽ linh hoạt hơn khi tìm kiếm và phát hiện lỗi xung quanh các tính năng cũ thường gặp. Từ đó sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí mà việc kiểm thử cũng trở nên hiệu quả hơn.

Nghịch lý thuốc trừ sâu

Nếu trường hợp kiểm thử được dùng đi dùng lại nhiều lần cho một ứng dụng phần mềm thì về sau nó sẽ không đạt hiệu quả nữa. Thậm chí nó còn không kiểm tra được lỗi nào trong phần mềm đó. Điều này tương tự với việc người nông dân sử dụng mãi một loại thuốc trừ sâu cho một loại sâu. Về sau loại sâu này đã quen dần với thuốc này và trở nên miễn dịch, kháng lại thuốc trừ sâu đó.

Cũng giống như vậy, các phần mềm sẽ ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn các lỗi cũ đã từng bị phát hiện. Vì vậy mà các trường hợp kiểm thử không còn phù hợp. Thậm chí không còn tác dụng nữa, dẫn đến việc không thể tìm ra lỗi trong quá trình kiểm thử.

Do đó, khi một lỗi đã được sửa hoặc khi tính năng mới bất kỳ được thêm vào phần mềm, bạn phải tiến hành tạo trường hợp kiểm thử mới. Lúc này chúng ta nên tiến hành kiểm thử hồi quy. Điều này sẽ đảm bảo những lỗi mới này không ảnh hưởng tới những vùng lỗi cũ đã được sửa của sản phẩm.

Tuy nhiên, bạn cũng nên thường xuyên cập nhật các trường hợp kiểm thử trong kiểm thử hồi quy để phản ánh được sự thay đổi tương ứng của hệ thống.

Kiểm thử phụ thuộc vào ngữ cảnh

Không có bộ kiểm thử nào được áp dụng vào mọi trường hợp kiểm thử cả. Mỗi phần mềm đều có những bản chất trong ứng dụng khác nhau. Vì vậy mà chúng đều cần các phương thức, kỹ thuật và các loại kiểm thử khác nhau để phù hợp với cái gọi là “ngữ cảnh”.

Giả sử bạn đang thực hiện kiểm thử cho 1 ứng dụng web và 1 ứng dụng điện thoại. Và bạn đang sử dụng cùng 1 loại kiểm thử cho cả 2 trường hợp trên. Điều này sẽ xảy ra nhiều rắc rối và sai lầm khi bạn kiểm thử 2 trường hợp này. Ngoài ra, bạn sẽ không thể kiểm thử cách trọn vẹn cho cả 2 bên khi được. Lúc này bạn sẽ không kiểm tra được lỗi phần mềm và mắc phải sai lầm về việc “hết lỗi”.

Quan niệm sai lầm về việc “hết lỗi”

Nhiều Tester thường nghĩ rằng sản phẩm phần mềm không có bug khi họ kiểm tra toàn bộ. Nhưng thực tế điều này hoàn toàn trái ngược. Không có bất kỳ sản phẩm phần mềm nào không có bug khi bàn giao cho Tester cả. 

Mục đích của Tester không phải chỉ là kiểm tra lỗi không, mà còn phải dự đoán các trường hợp lỗi khác có thể xảy ra. Còn phải kiểm tra xem sản phẩm đó đã sử dụng được chưa? Đã đáp ứng yêu cầu của khách hàng chưa?…

Việc không tìm thấy lỗi khi tiến hành test là do bộ trường hợp kiểm thử được tạo ra chỉ để kiểm tra những tính năng được làm đúng theo yêu cầu. Đối với các lỗi mới thì các bộ kiểm thử này không khả thi nên không thể tìm kiếm và sửa chữ. Điều này làm nhiều Tester chủ quan và mắc sai lầm nghiêm trọng khi tung sản phẩm này ra thị trường.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ TRỌN BỘ TÀI LIỆU TỰ HỌC TESTER CƠ BẢN – NÂNG CAO 

Tổng kết

Kiểm thử phần mềm không phải là hoạt động đơn giản và riêng lẻ mà nó phải bao gồm các hoạt động liên quan bổ sung nhau và phức tạp. Thông qua 7 nguyên tắc kiểm thử phần mềm trên, sẽ giúp các bạn có cái nhìn khái quát về kiểm thử. Ngoài ra còn giúp bạn đánh giá tổng quan về tính hiệu quả của hoạt động kiểm thử được thực thi.

 

Tags:

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

9 + 8 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM