Kỹ sư cầu nối là người đứng giữa, kết nối (trở thành cầu nối) giữa khách hàng với doanh nghiệp mà người kỹ sư làm việc. Ngoài cách gọi kỹ sư cầu nối, còn có cách viết khác là BrSE. BrSE (viết tắt của Bridge Software Engineer)
Họ là người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng để ghi nhận những yêu cầu, cùng với những hiểu biết về kỹ thuật công nghệ, BrSE sẽ phân tích cho khách hàng hiểu những yêu cầu nào có thể được đáp ứng, những yêu cầu nào nên thay đổi cho phù hợp với điều kiện kỹ thuật…
Bên cạnh đó, BrSE cũng là người thay mặt bộ phận kinh doanh để thương lượng, thuyết phục khách hàng về mặt giá cả nhân công và thời gian thực hiện dự án. Ngoài ra, BrSE cũng cần có khả năng quản lý dự án, theo dõi tiến trình thực hiện dự án.
Với những nhiệm vụ trên, BrSE trước hết phải có hiểu biết về kỹ thuật và khả năng sử dụng thành thạo một ngôn ngữ thứ 2 để có thể giao tiếp hiệu quả với khách hàng.Đồng thời, BrSE cũng cần hiểu rõ về văn hóa, phong cách làm việc của cả hai bên để có thể thúc đẩy công việc tiến triển tốt. Thêm vào đó là những hiểu biết về kinh doanh, quản lý cũng rất cần thiết cho một BrSE.
Tại sao kỹ sư cầu nối lại có nhiều vai trò như vậy?
Nhiệm vụ mà 1 BrSE phải đảm nhiệm luôn là trở thành cầu nối giữa khách hàng và đội phát triển ở bất cứ giai đoạn nào của dự án. Công việc của nghề này được chia thành nhiều nhánh khác nhau. Hiệu quả công việc thay đổi theo từng giai đoạn quy mô, tính chất công việc. Chính vì vậy, vai trò của kỹ sư cầu nối có thể được hiểu đơn giản như sau:
Bridge System Engineer (BrSE) = Developer + Business Analyst + Tester + Project Manager (PM)
Vào giai đoạn chào hàng, các công ty thường sẽ không xây dựng một team chuyên môn hóa cao nhằm tránh tình trạng lãng phí nhân lực. BrSE có thể chủ động liên hệ khách hàng, lên kế hoạch, trực tiếp code và gửi test sản phẩm demo để chào hàng. Như vậy chúng ta có thể gói gọn công việc của kỹ sư cầu nối trong giai đoạn này là:
BrSE = BA + PM + Dev + Tester
Công việc hàng ngày của 1 BrSE là gì?
3.1. Nhiệm vụ chính của BrSE
Đầu việc hàng ngày của 1 BrSE phụ thuộc vào lĩnh vực của công ty/tập đoàn mà họ phục vụ. Tuy nhiên, phần lớn công việc của họ sẽ xoay quanh:
- Quản lý và xử lý email, giao tiếp với khách hàng
- Lập kế hoạch hàng ngày
- Báo cáo tiến độ công việc hàng tuần/tháng
Nhìn chung, công việc chính của 1 kỹ sư cầu nối chính là đảm bảo sự thống nhất trong tầm nhìn, hợp tác, thông tin xuyên suốt về dự án giữa công ty/doanh nghiệp họ làm với khách hàng.
3.2. Công việc theo tiến độ dự án
Khởi đầu dự án: Nghiên cứu, lập kế hoạch và chuẩn bị.
Trong dự án: Quản lý và giám sát dự án, thay đổi chiến lược và phương thức để tối ưu năng suất và chất lượng sản phẩm.
Kết thúc dự án: Tổng kết và kiểm thử sản phẩm trước khi bàn giao cho khách hàng.
Công việc của một Kỹ sư cầu nối rất trọng yếu đối với sự thành công của dự án, nó đòi hỏi ở người kỹ sư khả năng linh hoạt và sự nhạy bén để thích nghi với những tình huống phát sinh để dự án đạt độ hiệu quả cao nhất.
0 Lời bình