Trang chủ » Blog » Các kỹ thuật thiết kế test case hiệu quả trong kiểm thử phần mềm

Các kỹ thuật thiết kế test case hiệu quả trong kiểm thử phần mềm

bởi Admin | 08/01/2024 12:04 | Blog

Là một Tester, bạn phải nắm được các kỹ thuật thiết kế Test case trong kiểm thử phần mềm. Vậy test case là gì? Có các kỹ thuật thiết kế test case nào. Hãy theo dõi nội dung tiếp theo. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc đó. 

Test case là gì?

Test case – kịch bản kiểm thử, là tập hợp các hành động để kiểm tra xem phần mềm đó có hoạt động đúng như yêu cầu hay không. Các Tester sẽ sử dụng test case để kiểm tra các tình huống, các lỗi có thể phát sinh trong quá trình sử dụng sản phẩm. Sau đó họ sẽ tiến hành sửa chữa các lỗi để tạo ra một sản phẩm hạn chế tối đa lỗi cho khách hàng.

Mỗi test case sẽ phù hợp vào một/một vài phần mềm khác nhau. Điều này phụ thuộc vào quy mô của dự án, công ty sản xuất. Mức độ chi tiết cũng như các kỹ thuật thiết kế test case cũng sẽ không giống nhau. Một bộ test case cơ bản thường có: mã test case, tên test case, mục đích test, input (dữ liệu đầu vào), output (dữ liệu đầu ra), các bước thực hiện và kết quả.

Test case là thành phần quan trọng trong quy trình kiểm thử của bất kỳ dự án nào. Kết quả của test case có ảnh hưởng lớn đến các giai đoạn tiếp theo của quy trình kiểm thử. Test case hỗ trợ cho Tester, cho Tester biết cần dữ liệu đầu vào gì, thứ tự thực hiện, … Tester và test case gắn bó với nhau trong suốt một quy trình kiểm thử phần mềm.

Muốn tạo được một test case hiệu quả là điều không hề dễ với các Tester. Bởi test case yêu cầu người viết phải có đầy đủ nghiệp vụ mà hệ thống yêu cầu. Test case luôn đi với Tester, vì vậy muốn kiểm thử, Tester phải tạo test case. Tạo test case càng sớm thì việc kiểm thử sẽ được thực hiện càng sớm. Nhờ đó mà việc tìm ra lỗi phát sinh sẽ nhanh hơn, giúp giảm thiểu thời gian và chi phí cho dự án đó.

Các kỹ thuật thiết kế test case

Các kỹ thuật thiết kế test case trong kiểm thử phần mềm

Các kỹ thuật thiết kế test case trong kiểm thử phần mềm

 

Kết quả của test case có ảnh hưởng lớn tới các bước tiếp theo trong quy trình kiểm thử của mỗi dự án bất kỳ. Nếu test nhiều sẽ rất tốn kém về mặt thời gian và chi phí; test không hiệu quả, kết quả kiểm thử không chính xác cũng vậy. Vì vậy, bạn cần nắm các kỹ thuật thiết kế test case để việc kiểm thử của mình diễn ra hiệu quả.

Theo tiêu chí về chất lượng cuối cùng, kỹ thuật thiết kế test case được chia thành 3 nhóm chính như sau:

  • Dựa trên đặc điểm kỹ thuật.
  • Dựa trên cấu trúc.
  • Dựa trên kinh nghiệm.

Trong các nhóm chính này, cũng được chia thành các kỹ thuật kiểm thử khác nhau mà mình sẽ giới thiệu cụ thể qua nội dung dưới đây.

Dựa trên đặc điểm kỹ thuật

  • Kỹ thuật phân vùng tương đương (Equivalence Partitioning)

Đây là kỹ thuật phân chia dữ liệu đầu vào thành các nhóm tương đương nhau theo định nghĩa logic nhất. Sau đó người kiểm thử sẽ chọn một đầu vào từ những nhóm tương đương đó để thiết kế test case. Nếu bất kỳ giá trị nào trong nhóm tương đương đó hoạt động đúng thì tất cả các giá trị khác trong nhóm đó cũng hợp lệ và ngược lại,

  • Kỹ thuật phân tích giá trị biên (Boundary-value Analysis)

Kỹ thuật phân tích giá trị biên dùng để kiểm tra lỗi ở các giá trị ranh giới biên của dữ liệu đầu vào và dữ liệu đầu ra. Đây là trường hợp kiểm thử được thiết kế tương tự với giá trị ranh giới ở kỹ thuật phân vùng tương đương. Nếu đầu vào nằm trong giá trị ranh giới thì trường hợp thử nghiệp là tích cực và ngược lại. Với kỹ thuật này, người thực hiện chỉ cần tập trung vào các giá trị biên chứ không cần kiểm tra toàn bộ dữ liệu.

  • Chuyển đổi trạng thái (State Transition)

Chuyển đổi trạng thái là kỹ thuật dùng để kiểm tra khả năng nhập, thoát và chuyển đổi trạng thái của phần mềm. Đây là kỹ thuật thay đổi điều kiện của dữ liệu đầu vào tạo ra sự thay đổi trạng thái trong phần mềm được kiểm thử. Kỹ thuật này được sử dụng trong trường hợp cần kiểm thử phần mềm có các tập hợp giới hạn các giá trị đầu vào. Bên cạnh đó, nó cũng được sử dụng khi Tester muốn kiểm tra chuỗi sự kiện xảy ra trong ứng dụng.

  • Kiểm tra bảng quyết định

Kiểm tra bảng quyết định là kỹ thuật dùng để đáng giá kết quả đầu ra khi đầu vào có nhiều sự kết hợp. Đối với kiểm thử nhiều trường hợp, bảng biểu sẽ giúp Tester phân loại kịch bản kiểm thử chính xác và rõ ràng hơn. Bảng biểu sẽ trình bày các kết quả tương ứng giữa các giá trị đầu vào và giá trị đầu ra. Đây là phương pháp phù hợp để áp dụng cho trường hợp kiểm thử cần nhiều sự kết hợp.

  • Kiểm thử ca sử dụng

Người kiểm thử sẽ mô tả lại sự tương tác giữa các tính năng của phần mềm với người dùng, hệ thống khác, …Kiểm thử ca sử dụng áp dụng trong trường hợp cần kiểm tra các yêu cầu nghiệp vụ, chức năng của phần mềm thông qua các trường hợp sử dụng thực.

Dựa trên cấu trúc

  • Kiểm tra câu lệnh

Kiểm tra câu lệnh sẽ giúp Tester kiểm tra được toàn bộ mã nguồn của phần mềm. Trong kỹ thuật này, các câu lệnh trong phần mềm đều sẽ được kiểm tra tối thiểu một lần trong toàn bộ quá trình kiểm thử.

  • Kiểm tra quyết định

Kiểm tra quyết định giúp Tester kiểm tra được có câu lệnh nào không thể truy cập được hay xảy ra điều gì bất thường hay không. Việc kiểm tra này được trên kết quả quyết định. Nếu muốn kiểm tra quyết định, Tester cần phải kiểm tra theo luồng điều khiển của điểm quyết định (kết quả quyết định). 

  •  Kiểm tra điều kiện/Kiểm tra nhiều điều kiện

Kiểm tra điều kiện được dùng trong trường hợp cần kiểm tra biểu thức Boolean có dạng True hoặc False. Với kỹ thuật này, các trường hợp kiểm thử sẽ được thiết kế khá đơn giản vì chỉ cần kiểm tra điều kiện đúng sai. Mỗi biểu thức Boolean đều được kiểm tra ít nhất một lần qua tham số True và False. 

Kiểm tra nhiều điều kiện cũng tương tự, nhưng nó kiểm tra cùng lúc nhiều điều kiện. Mục tiêu của kiểm tra nhiều điều kiện là kiểm tra mọi sự kiện tổ chức có thể định đoạt. Tổ hợp số công thức là 2 lũy thừa của N (N là điều kiện biến số). Tổ hợp số hợp là số trường hợp kiểm tra số lượng mà bạn phải dùng.

  • Kiểm tra đường dẫn

Kiểm tra đường dẫn là kỹ thuật kiểm thử trong đó, Tester sẽ kiểm tra từng câu lệnh có trong mã nguồn để tìm lỗi. Kỹ thuật này giúp ta dễ dàng xác định được các lỗi, sự cố ẩn trong một đoạn code. Với phức hợp mã cấu trúc, bạn không nên áp dụng kỹ thuật này vì số test case hay câu lệnh bạn cần kiểm tra là rất nhiều.

Dựa trên kinh nghiệm

  • Kiểm tra thăm dò

Kiểm tra thăm dò yêu cầu Tester vừa phân tích phần mềm, vừa thiết kế và thực hiện kiểm tra thử nghiệm. Vì dựa trên kinh nghiệm, nên kiểm thử thăm dò chỉ dành cho những người thực sự có kinh nghiệm. Trong quá trình kiểm thử, Tester cũng phải linh hoạt để up plan và lưu kết quả để tiết kiệm thời gian.

  • Đoán lỗi (Error Guessing)

Đoán lỗi là phương pháp dành cho người có kinh nghiệp. Hầu hết các Tester lâu năm đã quen với các lỗi thường gặp và có thể dự đoán chúng ngay những lần gặp tiếp theo. Họ phát hiện ra các lỗi dựa trên trực giác, kinh nghiệm có được và dữ liệu về các lỗi đã từng xảy ra với kiểu chương trình tương tự. 

Đây là phương pháp không có quy trình cụ thể bởi nó hoàn toàn dựa vào trực giác của người thực hiện kiểm thử. 

DOWNLOAD MIỄN PHÍ TRỌN BỘ 20+ TÀI LIỆU HỌC TESTER CƠ BẢN – NÂNG CAO

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của mình về các kỹ thuật thiết kế test case trong kiểm thử phần mềm mà Tester nào cũng nên biết. Với mong muốn giúp bạn có những kiến thức mới, hy vọng nội dung mình đã chia sẻ phù hợp với bạn. Chúc các bạn thành công!

Tags:

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

14 + 11 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM