Trang chủ » Blog » Thời điểm thích hợp để chuyển nghề? Chuyển nghề gì thì “khôn ngoan”?

Thời điểm thích hợp để chuyển nghề? Chuyển nghề gì thì “khôn ngoan”?

bởi CodeGym | 26/12/2023 15:31 | Blog

Lựa chọn được một công việc tốt không phải điều dễ dàng. Làm thế nào để có thể cân bằng được 4 yếu tố: đây là công việc mà bạn yêu thích, đây là công việc bạn giỏi, đây là thứ xã hội cần và thế giới sẵn sàng trả công khi bạn làm nó. Thật khó để tìm ra được một “nghề” đem đến cho bạn “sự thỏa mãn”. Nếu như đang làm một công việc khiến bản thân cảm thấy “không hạnh phúc” thì đã đến lúc bạn nên chuyển nghề rồi đấy. Vậy các dấu hiệu nào xuất hiện chứng tỏ việc bạn nên chuyển nghề? Chuyển nghề gì thì tốt, nhiều cơ hội? Cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé!

Các dấu hiệu chứng tỏ “Bạn cần thay đổi công việc!”

Đầu tiên có thể nghĩ tới ngay là về sức khỏe của bạn, cả về thể chất tinh thần! 

Thể chất của bạn có ổn không? 

Kể từ ngày bắt đầu công việc này, bạn có thấy bản thân gìa đi nhanh chóng? Bạn có thấy quá tải, mệt mỏi? Có tổn thương nào liên quan đến công việc hay không?

chuyển nghề

Một điều đương nhiên là làm việc để có thu nhập, nhưng hãy lựa chọn cho mình một môi trường làm việc có thể đem lại những điều tốt nhất cho bản thân. Nếu bạn đang làm việc trong một môi trường nguy hiểm, hãy trao đổi với quản lý, cấp trên để cải tiến điều này.

Tâm trạng của bạn mỗi ngày đi làm như thế nào?

Theo Hiệp hội Sức khỏe Tâm thần Hoa Kỳ, 1/5 dân số Mỹ có vấn đề về ức khỏe tâm thần. Đa số trong đó đều liên quan đến những áp lực, căng thẳng trong cuộc sống.

Một vài dấu hiệu tâm lý tiêu cực tại nơi làm việc: cảm thấy phiền toái, khó ngủ, không thể tập trung, lo lắng, chán nản…

Dù bắt nguồn từ bất cứ nguyên do nào, nếu bạn cảm thấy tâm trangjc ủa mình ngày càng đi xuống, đã đến lúc cân nhắc xem làm việc trong một ngành nghề đầy căng thẳng có còn phù hợp hay không. Sự thật là nếu cứ kéo dài như vậy, năng lượng tiêu cực này sẽ truyền đến cả những người sống quanh bạn như bạn bè, người thân.

Một vài lưu ý khi chuyển nghề

1/ Phân tích ưu – nhược điểm

Nếu như bạn quyết định chuyển nghề, điều đầu tiên bạn cần nhìn nhận lại chính là bạn thân mình. Tất cả điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức hãy đem ra “cân đo đong đếm” hết đi nhé!

 Một bài phân tích SWOT về một nghề thường bao gồm:

  • Điểm mạnh: bạn có gì nổi bật, kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm, trách nhiệm, sự tận tâm và niềm đam mê công việc…
  • Điểm yếu: những tính cách không phù hợp với công việc, những thói quen làm việc tiêu cực; thiếu kinh nghiệm công tác hoặc kinh nghiệm không thích hợp; thiếu sự đào tạo chính quy, bài bản; hạn chế về các mối quan hệ…
  • Cơ hội: các xu hướng triển vọng, nền kinh tế phát triển bùng nổ, cơ hội nghề nghiệp mới rộng mở…
  • Thách thức: sự cơ cấu và tổ chức lại ngành nghề; những áp lực khi thị trường biến động; một số kỹ năng trở nên lỗi thời…
2/ Nghiên cứu nhu cầu trên thị trường lao động, mức lương

Mức lương chắc hẳn là vấn đề được quan tâm hàng đầu khi chuyển nghề. Một số người quyết định chuyển sang một công việc mới có mức lương thậm chí thấp hơn cả nghề cũ, nhưng họ nhận thấy cơ hội và tiềm năng phát triển lớn. Có thể sau một thời gian học tập và tích lũy, mức thu nhập của họ có thể tăng gấp vài lần.

chuyển nghề

Bên cạnh đó, có một số người sẽ lựa chọn một công việc có mức lương khởi điểm cao ngay từ bạn đầu. Đó là tùy định hướng và nhu cầu tại thời điểm đó.

Nhưng một lời khuyên cho bạn là: hãy lựa chọn những công việc có cơ hội lớn trong tương lai, có nhu cầu nhân sự lớn và trở thành xu hướng.

3/ Lập kế hoạch cho công việc sắp tới
Một kế hoạch nghề nghiệp mới sẽ giúp bạn nhìn được mình cần làm gì để “thành công” trong giai đoạn tiếp theo bao gồm: tham gia các khóa học mới, học một ngôn ngữ mới, tham gia mạng lưới quan hệ hoặc cải thiện các vấn đề trong công việc.
Kế hoạch này cũng sẽ giúp bạn có động lực và mục tiêu để phấn đấu.

Chuyển nghề gì thì có triển vọng?

Khi quyết định chuyển nghề, việc lựa chọn một lĩnh vực có triển vọng là điều đương nhiên. Hãy “khôn ngoan” với quyết định của mình.

Trong thời đại 4.0 lên ngôi, trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nhu cầu về nguồn nhân lực công nghệ thông tin ngày càng tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Tại nước ta hàng năm, số lượng nhân sự IT được đào tạo chỉ cung cấp được 2/4 nhu cầu thị trường. Số lập trình viên “còn thiếu” rơi vào khoảng 190.000 người cho tới năm 2021 (theo Báo cáo cuat TopDev). Chính vì vậy, chuyển nghề lập trình đang trở thành xu hướng, lập trình viên là công việc có triển vọng, cơ hội thăng tiến rộng mở, mức thu nhập cao.

tai-lieu-lap-trinh-android-nang-cao-4

Với những người chuyên nghề chưa có kiến thức nền tảng, muốn chuyển nghề lập trình thì lựa chọn tốt nhất là một khóa Coding Bootcamp. Với những đặc điểm ưu việt: thời gian ngắn, học tập trung, chương trình học thực tế. Một khóa bootcamp sẽ giúp bạn chuyển nghề chỉ trong vòng 3-6 tháng (tùy đơn vị đào tạo).

Tại Việt Nam hiện nay, CodeGym là đơn vị đầu tiên áp dung mô hình Coding Bootcap trong chương trình đào tạo lập trình viên chuyên nghiệp. Thời gian đào tạo 5-6 tháng, cam kết 100% học viên có việc làm sau khi tốt nghiệp. Bạn có thể tham khảo thêm chương trình học của CodeGym TẠI ĐÂY! 

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

8 + 14 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM