Lập trình là một công việc đầy thú vị đối với những ai đam mê công nghệ. Để trở thành một lập trình viên có tay nghề bạn cần phải trải qua rất nhiều giai đoạn. Công nghệ luôn biến đổi khiến cho những lập trình viên luôn phải thích nghi và học hỏi không ngừng. Sự thành côn gđạt được sau những ngày tháng miệt mài và khổ luyện. Vậy, lập trình viên là gì? Lập trình viên làm những công việc gì Cùng CodeGym tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung
Lập trình viên là ai? Lập trình viên làm những công việc gì?
Lập trình viên là ai?
Lập trình viên là những người sử dụng những ngôn ngữ lập trình, công cụ và nền tảng công nghệ… để xây dựng lên các chương trình phần mềm, ứng dụng, trang web… cho máy tính và điện thoại. Họ thực hiện công việc của mình bằng cách viết những đoạn mã lệnh (code). Đó được coi là “ngôn ngữ của máy tính”, thứ mà con người viết ra để máy tính hiểu và thực hiện.
Chính vì vậy có thể nói rằng, lập trình viên sống và làm việc với máy tính dường như 99%. Tất cả các vấn đề liên quan đến phần mềm và chương trình máy tính đều được lập trình viên thực hiện hàng ngày. Sản phẩm mà lập trình viên tạo ra chính là những thứu àm chúng ta sử dụng hàng ngày như các phần mềm, ứng dụng…
Tham khảo: Học lập trình nên bắt đầu từ đâu?
Lập trình viên làm những công việc gì?
Như đã nói, nếu là một lập trình viên thì bạn sẽ làm việc chủ yếu với những đoạn mã code lập trình. Nhưng cụ thể là những công việc gì, với những mục đích và nhiệm vụ cơ bản nào?
Công việc của lập trình viên thực ra không quá phức tạp như mọi người vẫn nghĩ. Là một người theo học lập trình, bạn có thể chọn cho mình một mảng phù hợp như: lập trình di động, lập trình & phát triển hệ điều hành, lập trình website, lập trình mobile, ứng dụng game,database,…
Những công việc chính của một lập trình viên khi tham gia làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp thì khá đa dạng. Mỗi vị trí, mỗi công ty sẽ yêu cầu bạn thực hiện nhiệm vụ khác nhau. Một số công việc chính mà lập trình viên cần làm như:
- Phân tích nghiệp vụ, từ đó tạo nên các mẫu thiết kế phần mềm dựa trên yêu cầu từ các bộ phận khác hoặc khách hàng.
- Từ những bản thiết kế phầm mềm trên, lập trình viên bắt đầu viết code (bằng ngôn ngữ lập trình, công cụ, nền tảng,..) Đó là những đoạn code sẽ xây dựng nên sản phẩm hoàn chỉnh.
- Sử dụng các công cụ lập trình dựa trên nền tảng web để tạo ra phần mềm dạng dịch vụ nâng cao khi ứng dụng được.
- Review code, test code, kiểm tra định kỳ để đảm bảo code này mang tới những kết quả đáng mong đợi và thực hiện sửa lỗi (fixbug) khi cần thiết.
- Thực hiện việc nâng cấp đều đặn để giúp phần mềm và các hệ thống trở nên bảo mật và hiệu quả hơn
- Phối hợp với các technical writers để viết các tài liệu hỗ trợ và hướng dẫn người sử dụng phần mềm.
Cần gì để trở thành một lập trình viên
Cẩn thận, tỉ mỉ: do tính chất công việc phức tạp và yêu cầu phải có độ chính xác cao khi làm việc với máy móc và các dòng số liệu đã được mã hóa, một lập trình viên phải làm việc cẩn thận, chú trọng tới từng chi tiết. Bởi chỉ với 1 lỗi nhỏ cũng sẽ khiến sản phẩm của bạn làm ra không đạt yêu cầu và bạn sẽ phải tốn rất nhiều thời gian để sửa chữa nó.
Độc lập và làm việc nhóm: thông thường các lập trình viên sẽ đảm nhiệm các công việc khác nhau trong dự án sau đó kết nối lại để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, vì vậy đòi hỏi một lập trình viên phải vừa có khả năng làm việc độc lập, vừa có thể cộng tác tốt với đồng nghiệp.
Khả năng thiết kế sáng tạo và tư duy logic: đây là tố chất quan trọng nhất của một lập trình viên. Để tạo ra một sản phẩm đạt yêu cầu bạn phải có thẩm mỹ tốt, khả năng thiết kế, và sắp xếp vấn đề một cách logic.
Tự học hỏi nâng cao kiến thức: Xã hội hiện đang phát triển đến chóng mặt, có thể nói mỗi đất nước đều đang chạy đua để theo kịp nó. Là một lập trình viên bạn phải không ngừng học hỏi những kiến thức mới để bản thân không bị tụt lại so với những thay đổi chóng mặt trên thị trường hiện nay.
Các cấp bậc của một lập trình viên
Junior Developer – Lập trình viên sơ cấp
Đây là vị trí lập trình viên chính thức đầu tiên khi bạn bước chân vào nghề lập trình (trước đó có thể là intern). Với vị trí này, gần như doanh nghiệp không yêu cầu bạn phải có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sâu. Thường thì các bạn Junior Developer là những người có từ 0-2 năm kinh nghiệm làm việc.
Senior Developer – Lập trình viên lâu năm
Đây là một vị trí nâng cấp sau khi bạn đã trải qua giai đoạn Junior. Senior Developer là những người có kinh nghiệm làm việc tốt, nắm chắc được kiến thức và kỹ thuật chuyên môn. Cũng như các công cụ, công nghệ trong lập trình. Đến thời điểm này, bạn đã có kỹ năng quản lý công việc, quản lý con người. Vị trí này cũng có thể là một bước đệm để bạn tiến lên trong nấc thang sự nghiệp. Một khi đã hiểu tường tận về công nghệ để trở thành một senior developer, bạn đã có bí quyết để trở thành một CTO của một công ty khởi nghiệp.
Lead Developer hoặc Architect
Đây là vị trí mà bạn có thể đảm nhiệm khi đã có khoảng thời gian lâu dài gắn bó với ngành. Trong đó, nếu bạn đi theo hướng quản lý thì sẽ giữ chức vụ Lead Develope. Còn nếu theo hướng thuần về kỹ thuật thì là Architect. Công việc của một architect là sử dụng kiến thức kỹ thuật của mình có được sau nhiều năm kinh nghiệm để tạo ra cấu trúc cho một dự án phần mềm thành công. Khi có một yêu cầu mới, một software architect cần phải biết những cách hợp lý để xây dựng và mở rộng tất cả các loại ứng dụng khác nhau.
Mid-level Manager – Quản lý cấp trung Mid-level Manager
Là một bước tiến trong các cấp bậc của lập trình viên. Bạn sẽ không chỉ dừng lại ở nghiệp vụ chuyên môn, quản lý nhóm nhỏ đơn thuần, Mid-level Manager sẽ cần là người thực hiện dung hòa nhiệm vụ, đội nhóm lập trình viên. Ngoài ra, Mid-level Manager sẽ thực hiện tuyển dụng, chiêu mộ lập trình viên, đánh giá kết quả và thực hiện cho quyết định nghỉ việc đối với các lập trình viên không đủ tiêu chuẩn. Đây sẽ là vị trí có nhiều yêu cầu trong công việc.
Senior Leader – Quản lý cấp cao
Công việc của một Senior Leader là đưa ra những quyết định cấp cao và là người truyền cảm hứng, giúp đội ngũ của họ có niềm tin vào sứ mệnh và định hướng của doanh nghiệp. Họ có thể là CTO, CEO. Đến mức này thì bạn gần như ít tiếp xúc trực tiếp với code. Một Senior Leader thường sẽ dành nỗ lực và thời gian vào con người: lãnh đạo, định hướng, đưa ra chiến lược… Công việc của một Senior Leader là đảm bảo cho tất cả mọi người trong công ty cùng tiến theo một hướng, đảm bảo hướng đi đó dẫn đến đích đã định, và đảm bảo rằng mọi người đều biết lý do tại sao họ lại đang đi theo hướng đó.
Những “lợi thế” của người theo nghề lập trình
Mức lương hiện nay của một lập trình viên thực có tay nghề được đánh giá là khá cao. Luôn nằm trong top những công việc có mức lương cao nhất trong nước. Cùng với đó là những đãi ngộ khá hấp dẫn. Một thực tế là ở ngành này hiện đang trong tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng. Chính vì thế, các nhà tuyển dụng luôn sẵn sàng đưa ra những mức lương khủng để chiêu mộ những developer “xịn”.
Về mức lương cơ bản cho một lập trình viên có thực lực và tay nghề hiện nay vào khoảng 25 – 35 triệu, với kinh nghiệp từ 2-3 năm. Mức lương cũng còn tùy theo nhiều yếu tố khác nhau. Sự chênh lệch và “gia tăng” của mức lương còn tùy vào số năm trong nghề và chuyên môn trình độ của bạn.
Ngoài các công việc chính ở công ty, các developer có thể nhận những job thêm ở ngoài, làm freelancer tăng thêm thu nhập, tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng làm việc.
Bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết: Mức lương lập trình viên tại Việt Nam
0 Lời bình
Trackbacks/Pingbacks