Đã bao giờ, bạn tự hỏi: Nếu mình thi trượt hay nếu không vào Đại học thì mình sẽ làm gì?
Không đủ điểm vào trường Đại học mình mong muốn, bạn chọn một trường ĐH, CĐ nào đó đáp ứng đủ điểm số của bạn? Có khả năng, bạn sẽ đi chệch hướng mong muốn ban đầu và điều này “bi kịch” hơn việc không học/trượt đại học rất nhiều. Bởi vì, bạn mất 4-5 năm cho việc học ngành nghề hoặc một trường mà bạn không thích. Nếu cố gắng thì bạn có thể ra trường đúng hạn, tệ hơn là bạn bỏ dở giữa chừng hoặc ra trường muộn hơn rất nhiều…
Hoặc cũng có thể bạn sẽ dành thời gian để ôn luyện, thi lại vào trường ĐH mà bạn yêu thích. Nhưng bạn có suy nghĩ rằng sau một năm thì điểm chuẩn ngành nghề đó thay đổi như thế nào, bạn tự tin bao nhiêu % là mình thi đỗ và sau khi tốt nghiệp thì ngành nghề đó có còn “hot” không?
Bằng cấp Đại học = Thành công?
Thế giới đã chứng kiến nhiều người thành công dù không học Đại học. Nổi tiếng nhất là tổng thống Mỹ Abraham Lincoln. Trong thế giới thời trang có “huyền thoại” Coco Chanel, người đã giúp thương hiệu cùng tên tỏa sáng trên toàn cầu và ghi dấu ấn không thể phai mờ trên địa hạt thời trang cao cấp dù không học đại học. Những cái tên nổi tiếng khác vẫn còn nhiều, chẳng hạn như Ray Kroc, người đã tạo nên thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng khắp địa cầu McDonald’s.
Còn ở Việt Nam, chúng ta có thể điểm mặt ba vị tỷ phú không vào đại học được rất nhiều người biết đến và nể phục. Đó là: ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen, bà Nguyễn Thị Như Loan – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty Quốc Cường Gia Lai.
Hay những thiên tài trong ngành Công nghệ thông tin, không qua Đại học như:
Bill Gates (sinh năm 1955), người sáng lập tập đoàn Microsoft. Ông vào học Harvard trong mùa thu năm 1973. Hai năm sau, ông bỏ học để thành lập Microsoft cùng với người bạn Paul Allen. Năm 2007, Bill Gates nhận được bằng tiến sỹ danh dự của trường Harvard.
Steve Jobs (sinh năm 1955), Tổng giám đốc điều hành Apple. Ông thành lập hãng Apple, NeXT Computer và Pixar, đây là những hãng có ảnh hưởng đáng kể trong sự phát triển của công nghệ và văn hóa hiện đại.
Mark Zuckerberg (sinh năm 1984), Tổng giám đốc điều hành của Facebook. Mark Zuckerberg từng là sinh viên trường Harvard. Hồi còn học trường ĐH danh tiếng này, Mark Zuckerberg đã phát triển Facebook trong phòng ký túc xá với ý định cho sinh viên trong trường Harvard sử dụng. Giờ đây Facebook đã trở thành một trong những mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới.
Thành công không phụ thuộc vào việc bạn có bao nhiêu bằng cấp. Nhưng việc kể tên những tấm gương tài năng, giàu có và nổi tiếng ở trên không phải để khuyến khích bạn bỏ học đại học. Bài viết này nhằm mục đích động viên, khích lệ các bạn trẻ rằng chúng ta hoàn toàn có thể thành công bằng việc đi những con đường khác.
Trượt Đại học thì còn đường nào thành công?
Du học, mở mang tầm nhìn
Sau khi tốt nghiệp THPT, rất nhiều phụ huynh và các bạn trẻ lựa chọn phương án du học.
Việc học tập tại nước ngoài thường phù hợp với hai đối tượng. Đầu tiên là các bạn học sinh giỏi nhận được học bổng toàn phần hoặc bán phần từ các trường ở nước ngoài và quyết tâm theo đuổi con đường này. Nhóm đối tượng này cần có yếu tố nền tảng quyết định là học lực rất tốt cũng như sự chuẩn bị lâu dài, kỹ lưỡng từ những năm cuối cấp hai hoặc đầu THPT. Để nhận được học bổng du học, bản thân các bạn đã dành thời gian học tập một cách nghiêm túc, bền bỉ, trau dồi khả năng ngoại ngữ, làm hồ sơ xin cấp học bổng… Số lượng các bạn học sinh đủ điều kiện nhận học bổng do vậy không nhiều.
Nhóm đối tượng thứ hai là các bạn gia đình có điều kiện kinh tế ổn định, mong muốn con mình mở rộng tầm nhìn bằng hình thức du học tự túc. Tất nhiên, việc đi du học có thể mang lại tương lai tốt hơn cho các bạn trẻ nếu có sự nỗ lực, chăm chỉ. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện cho con mình ra nước ngoài học như vậy. Do đó,với phần lớn các bạn học sinh THPT, việc du học vẫn chỉ là mơ ước.
Thêm vào đó, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, cùng các chính sách hạn chế đi lại hoặc hạn chế nhập cảnh từ nhiều quốc gia đã tác động không hề nhỏ đến kế hoạch của nhiều du học sinh trên thế giới.
Một khảo sát mới đây do tổ chức giáo dục Quacqurelli Symonds (QS, trụ sở Anh) công bố cho thấy có 63% học sinh từng có kế hoạch sẽ hoãn đến năm sau. Trong khi đó, 10% người hủy kế hoạch du học, 11% dự định đổi nơi du học. Còn lại 17% có các lựa chọn khác như chờ đợi các thông tin tiếp theo, chờ đợi các tiêu chí như ngôn ngữ, đổi kế hoạch sang học trực tuyến hoặc học trong nước.
Kinh doanh là một ý tưởng hay?
Kinh doanh đang là xu hướng được nhiều người chọn lựa. Với ngành nghề này, có hai thứ cần để có thể phát triển, thứ nhất là kinh nghiệm, thứ hai là vốn. Hầu hết các bạn trẻ chưa thể hiểu biết sâu lĩnh vực này cũng như thương trường khi mới vừa chỉ tốt nghiệp cấp 3. Chính vì thế, để tránh rủi ro, tổn thất, bạn cần có thời gian tìm hiểu, xây dựng mối quan hệ, tích lũy kinh nghiệm cho mình trước khi bắt đầu kinh doanh.
Đam mê kinh doanh nhưng chưa đủ tiềm lực, nên rất nhiều bạn trẻ lựa chọn khởi nghiệp bằng bán hàng online trong những năm gần đây. Lợi thế trong kinh doanh online là chi phí thấp, không tốn kém quá nhiều cho việc thuê cửa hàng, mặt bằng, nhân viên phục vụ. Bên cạnh đó với khả năng kết nối và tương tác trực tiếp đến người tiêu dùng giúp cho việc phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng được thuận tiện hơn cũng như hiệu quả của việc quảng bá thông tin sản phẩm, thương hiệu…
Có thể khẳng định, khởi nghiệp bằng kinh online đang là một trong những con đường nhiều bạn trẻ lựa chọn để lập nghiệp. Tuy nhiên, kinh doanh online dễ dàng đem lại thành công cho một số người, nhưng cũng để lại không ít thất bại. Để tồn tại và phát triển một startup nói chung là hoàn toàn không hề đơn giản, khi mà các thống kê cho thấy chỉ một số lượng nhỏ doanh nghiệp khởi nghiệp thành công.
Tóm lại, kinh doanh là một ý tưởng hay, nhưng nó chưa thực sự phù hợp dành cho các bạn trẻ vừa tốt nghiệp THPT và không vào Đại học.
Học nghề – Con đường ngắn nhất đến thành công
Đào tạo nghề hiện nay đang là hướng mở giúp cho các bạn trẻ đến với thành công. Tuy nhiên, việc lựa chọn nghề nào để học, phù hợp với năng lực bản thân trong khi xã hội cũng đang cần chính là một trong những con đường ngắn nhất dẫn tới thành công.
Theo bà Trần Minh Huyền, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết: “Trong bối cảnh công nghiệp 4.0 phát triển nhanh chóng hiện nay, đào tạo nghề được phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững. Trước sự chuyển dịch đó, học sinh, sinh viên trong các trường nghề ngày càng có lợi thế hơn về tay nghề cao, nhanh nhạy với công nghệ để biến đam mê, ý tưởng thành hiện thực”.
Theo đó, các ngành nghề trọng tâm cần được đào tạo trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 bao gồm: công nghệ thông tin, kỹ thuật, nông nghiệp, công nghiệp. Đặc biệt là những ngành, nghề phục vụ trực tiếp của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Chọn nghề gì “hot”, “lương cao” năm 2021?
Đây chắc hẳn là câu hỏi chung của tất cả các bạn trẻ đang – sẽ đứng trước việc lựa chọn một cánh cửa cho tương lai.
Theo thống kê, nhu cầu tuyển dụng của ngành Công nghệ thông tin (ngành IT/ngành CNTT) đã tăng gấp 4 lần sau một thập kỷ, từ năm 2010 đến đầu năm 2020. Trong năm 2019 Việt Nam thiếu đến 90.000 nhân sự, trong năm 2020 con số này đã tăng đến hơn 400.000 nhân sự và ước tính là 500.000 vào năm 2021.
Đồng thời, mức lương ngành IT luôn nằm trong top đầu tất cả các ngành.
Theo thống kê mới nhất năm 2020 từ VietnamWorks, mức lương trung bình ngành IT đối với ứng viên có kinh nghiệm luôn dao động ở con số trên $1000. Cụ thể:
Mức lương Fresher (mới ra trường, chưa có/ít kinh nghiệm):
Như vậy, có thể nói rằng, Công nghệ thông tin (IT) là một “miền đất” đầy hứa hẹn cho tất cả các bạn trẻ có mong muốn phát triển sự nghiệp bền vững với mức lương cao, môi trường làm việc hiện đại. Một ngành có xu hướng tăng về cả nhu cầu tuyển dụng lẫn chất lượng lao động. Để gia nhập môi trường đầy tiềm năng này bạn cần có sự chuẩn bị kĩ càng, đồng thời cũng phải nhanh ngạy để nắm bắt cơ hội, thời thế.
20 tuần: Trở thành lập trình viên từ xuất phát điểm con số 0
Để sẵn sàng cho môt công việc ngành IT, bạn có thể chọn các khóa học lập trình ở trường Cao đẳng – Trung cấp nghề, hoặc các trung tâm đào tạo về lĩnh vực này. Tuy nhiên, làm thế nào để giành cơ hội việc làm với các cử nhận Đại học khi bạn có xuất phát điểm và điều kiện không bằng họ? Câu trả lời là nằm ở cách thức. Phương pháp học tập khác biệt sẽ làm nên kết quả khác biệt. Bạn không thể đi theo cách học truyền thống như trường Cao đẳng – Đại học với mong muốn bắt kịp họ. Cần phải có một mô hình đào tạo độc đáo, ưu việt dành riêng cho bạn: mô hình Coding Bootcamp.
Đây là mô hình đào tạo theo kiểu “trại huấn luyện code” rất được ưa chuộng tại Mỹ và các nước châu Âu. Thay vì học tản mạn vài tiết/tuần như chương trình học truyền thống, học viên sẽ dành 8 tiếng/ngày, tập trung cao độ để code và thực hành các dự án thực tế với cường độ cao. Vì thế, chỉ sau vài tháng, bạn đã đạt được sự trưởng thành nhanh chóng về kiến thức và kỹ năng, sẵn sàng đi làm như một lập trình viên thực thụ. Với cách học mới này, thời gian đầu bạn sẽ gặp đôi chút khó khăn. Nhưng đừng quá lo lắng, ở Coding Bootcamp thường có các tutor, mentor (người hướng dẫn) hỗ trợ 1-1 toàn thời gian, giúp học viên vượt qua các thử thách.
Tại Việt Nam, CodeGym là đơn vị hàng đầu và tiên phong áp dụng mô hình Coding Bootcamp với khóa đào tạo lập trình viên chuyên nghiệp trong 4 tháng. Chỉ sau 20 tuần học, bạn sẽ có việc làm ngay trong vòng 45 ngày kể từ khi tốt nghiệp. CodeGym cam kết hoàn 100% học phí nếu học viên không tìm được việc. Với thời gian học bằng và chi phí bỏ ra chỉ bằng ⅕ so với học đại học, đây là một giải pháp đầu tư tối ưu cho sự nghiệp. (Nếu bạn còn ngờ vực, xem thêm tại đây).
Bạn đã sẵn sàng khởi hành cho tương lai tương sáng của mình chưa?
- Tôi cần xem thông tin chương trình khóa học. >> Xem ngay
- Tôi cần tư vấn lộ trình, định hướng, học phí… >> Liên hệ ngay
- Tôi cần biết thêm các thông tin khác. >> Liên hệ ngay
0 Lời bình