Như bao người học, khi mới tìm hiểu về một lĩnh vực nào đó, hầu hết chúng ta sẽ thắc mắc cơ hội việc làm sau này. Với các bạn newbie trong ngành lập trình cũng vậy, bạn sẽ thắc mắc không biết nếu học lập trình thì ra sẽ làm được gì.
Đây cũng là câu hỏi cần thiết bạn nên tìm hiểu khi mới “nhập môn” lĩnh vực lập trình. Vì khi bạn tìm được câu trả lời bạn sẽ có động lực học hơn. Bạn cũng sẽ có được định hướng và lộ trình học tập phù hợp hơn.
Tham khảo: Bài TEST đánh giá năng lực và mức độ phù hợp của bạn với ngành lập trình
Nội dung
- Học lập trình là học gì?
- Học lập trình thì ra làm gì?
- 1. Software application developer (nhà phát triển phần mềm)
- 2. Web developer (Lập trình viên mảng web)
- 3. Computer systems engineer (Kỹ sư hệ thống máy tính)
- 4. Database administrator (Quản trị cơ sở dữ liệu)
- 5. Computer systems analyst (Phân tích hệ thống máy tính)
- 6. Software quality assurance (QA) engineer (Kỹ sư đảm bảo chất lượng phần mềm)
- 7. Business intelligence analyst (Nhà phân tích kinh doanh)
- 8. Computer programmer (Lập trình viên máy tính)
- 9. Network system administrator (Quản trị hệ thống mạng)
- Tạm kết
Học lập trình là học gì?
Lập trình là việc sử dụng ngôn ngữ lập trình để mô tả, hướng dẫn cho máy tính thực hiện để đạt được một hay nhiều mục tiêu của chúng ta. Vậy học lập trình là học gì?
Học lập trình là học tất cả những gì để bạn thực hiện được điều trên. Nó không chỉ đơn giản là chỉ học một ngôn ngữ lập trình. Bạn sẽ cần phải học nhiều loại kiến thức lập trình khác như framework, cơ sở dữ liệu, bảo mật, kỹ năng code và fix bug,v.v…Cụ thể gồm những loại kiến thức gì thì sẽ còn phù thuộc vào vị trí bạn muốn làm sau này để quyết định làm việc.
Có nhiều bước để học cách lập trình, bao gồm:
- Rèn luyện tư duy lập trình
- Học ngôn ngữ lập trình. Nên học các ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến như Java, JavaScript, PHP, Python,…
- Thực hành viết mã bằng ngôn ngữ, học các framework phù hợp với ngôn ngữ.
- Rèn luyện kỹ năng firebug và thử nghiệm.
- Triển khai một ứng dụng để nó có thể chạy cho một tệp người dùng nhất định.
Học lập trình thì ra làm gì?
Trước đây khi mới nghe đến lĩnh vực này mình nghĩ đơn giản học lập trình thì làm lập trình viên chứ làm gì nữa mà hỏi. Nhưng không từ lập trình viên nó quá chung chung. Mà cứ cái gì chung chung thì nó dễ khiến chúng ta “lạc trôi” lắm. Nếu bạn không biết chính xác mong muốn mình muốn hay sẽ làm gì sau khi học thì quá trình học của bạn nó cũng chung chung vậy đó.
Vì vậy để bạn định hình rõ ràng hơn về “tương lai” của mình, mình sẽ giới thiệu 9 vị trí bạn có thể đảm nhận sau khi học lập trình. Mỗi vị trí công việc sẽ yêu cầu những kiến thức chuyên môn và kỹ năng cụ thể.
1. Software application developer (nhà phát triển phần mềm)
Các nhà phát triển phần mềm chịu trách nhiệm xây dựng và cải tiến phần mềm, ứng dụng. Đây là một nghề lập trình lý tưởng cho những người có mong muốn “nhìn rộng ra” và thích hợp tác với những người khác để đưa các ý tưởng vào cuộc sống. Biết những kiến thức về mã hóa là điều tất yếu và có năng khiếu về toán học cũng rất quan trọng.
Các ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất dành cho các nhà phát triển ứng dụng phần mềm:
- Java
- JavaScript
- Python
2. Web developer (Lập trình viên mảng web)
Hình thức và chức năng của một trang web là kết quả trực tiếp của công việc của một nhà phát triển web. Tất cả các nghề lập trình đều cần sự kiên nhẫn, nhưng nghề này mang lại sự hài lòng tức thì hơn hầu hết. Các nhà phát triển web lắng nghe nhu cầu của khách hàng và giải quyết vấn đề để cung cấp cho họ trang web tốt nhất có thể cho doanh nghiệp của họ. Khi kết thúc một dự án, bạn có một trang web đang hoạt động, có thể truy cập để thể hiện sự thành công của bạn. Các nhà phát triển web làm tốt khi họ có thể hiển thị danh mục công việc của họ và có hiểu biết sâu sắc về code.
Các ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất dành cho nhà phát triển web:
- JavaScript
- Java
- HTML5
Đọc thêm: Học lập trình web bắt đầu từ đâu, lộ trình học cho một lập trình viên mảng web
3. Computer systems engineer (Kỹ sư hệ thống máy tính)
Các kỹ sư hệ thống máy tính chịu trách nhiệm đưa các giải pháp cho các vấn đề ứng dụng phức tạp, các vấn đề quản trị hệ thống hoặc các mối quan tâm về mạng. Họ làm việc chặt chẽ với khách hàng hoặc các bên liên quan nội bộ để hiểu nhu cầu của hệ thống và cộng tác với các nhà phát triển để xác định các giải pháp phù hợp. Đây là một nghề liên quan đến lập trình nhưng đồng thời cũng khá lý tưởng cho những bạn có am hiểu về kinh doanh.
Các ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất cho kỹ sư hệ thống máy tính:
- Python
- Java
- C ++
4. Database administrator (Quản trị cơ sở dữ liệu)
Quản trị viên cơ sở dữ liệu được giao nhiệm vụ bảo mật, tổ chức và khắc phục sự cố lưu trữ cho một lượng lớn thông tin dữ liệu cho các công ty trực tuyến. Nếu bạn yêu thích phân tích và khôi phục thông tin, cũng như giải quyết vấn đề nhanh chóng, đây có thể là sự nghiệp phù hợp dành cho bạn.
Các ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất dành cho quản trị viên cơ sở dữ liệu:
- Python
- Java
- Oracle PL / SQL
5. Computer systems analyst (Phân tích hệ thống máy tính)
Các nhà phân tích hệ thống máy tính là những nhà chiến lược chịu trách nhiệm hợp nhất các sáng kiến kinh doanh và công nghệ thông tin (CNTT) của một công ty. Họ đánh giá hệ thống mạng máy tính và đề xuất nâng cấp để đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Bạn sẽ cần phải có hiểu biết vững chắc về lập trình cũng như khía cạnh kinh doanh để thành công trong vị trí công việc này.
Các ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất cho nhà phân tích hệ thống máy tính:
- Java
- JavaScript
- Python
6. Software quality assurance (QA) engineer (Kỹ sư đảm bảo chất lượng phần mềm)
Các kỹ sư QA phần mềm có nhiệm vụ ghi lại các lỗi, thiết kế các thử nghiệm, đồng thời tạo ra các hướng dẫn sử dụng cho phần mềm mới. Họ cũng có nhiệm vụ xem xét các thiết kế phần mềm về chức năng và các vấn đề tiềm ẩn có thể phát sinh khi sử dụng những phần mềm để báo lại bên kỹ thuật xử lý.
Các ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất cho kỹ sư QA phần mềm:
- Java
- Python
- JavaScript
7. Business intelligence analyst (Nhà phân tích kinh doanh)
Với vị trí này, kiến thức và kỹ năng lập trình không quá cần thiết nhưng nếu có thì cũng rất hữu ích. Vị trí này dành cho nhà tiếp thị “hậu trường”. Người thu thập tất cả các thông tin thực tế về các sản phẩm và xu hướng phần mềm để xác định phần mềm nào có thể giúp giải quyết các sáng kiến kinh doanh. Nếu bạn yêu thích những điều cơ bản về lập trình và không chắc chắn muốn xây dựng toàn bộ sự nghiệp đến những gì quá chuyên sâu về lập trình, thì đây có thể là một công việc lập trình tốt cho bạn.
Các ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất dành cho nhà phân tích năng lực kinh doanh:
- Python
- R
- Java
8. Computer programmer (Lập trình viên máy tính)
Lập trình viên máy tính viết chương trình và viết lại chương trình cho đến khi chúng trở nên hoàn chỉnh, không còn lỗi. Để phát triển và giúp bạn trở nên khác biệt trong loại công việc này, có lẽ kỹ năng quan sát, dành sự chú ý đến từng chi tiết và sự kiên nhẫn sẽ giúp ích cho bạn khá nhiều.
Các ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất cho lập trình viên máy tính:
- Java
- JavaScript
- Microsoft C #
9. Network system administrator (Quản trị hệ thống mạng)
Người quản trị hệ thống mạng duy trì môi trường máy tính trong mạng của họ và ngăn ngừa những vấn đề, rủi ro có thể xảy ra bằng cách sao lưu dữ liệu. Cung cấp bảo mật mạng và tránh virus là nhiệm vụ chính của những quản trị viên hệ thống mạng. Ngoài ra, một người quản trị viên hệ thống mạng cũng có nhiệm vụ đảm bảo mã không có lỗi và bảo vệ cả mạng và phần cứng của máy tính.
Các ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất dành cho quản trị viên mạng:
- Python
- PERL
- Java
Tạm kết
Nói cơ hội nghề nghiệp của việc học lập trình là vô hạn quả là không ngoa chút nào. Bạn thử nhìn xem, xung quanh chúng ta mọi thứ đều ít nhiều liên quan đến lập trình. Nhu cầu cuộc sống càng cao thì cơ hội càng tăng là điều hiển nhiên.
Cơ hội rất nhiều vì vậy học lập trình xong ra làm được rất nhiều thứ khác nhau. Tuy nhiên bạn cần chú ý mình muốn làm vị trí và công việc như thế nào để lựa chọn kiến thức và lộ trình học lập trình phù hợp nhé.
0 Lời bình