Với một người mới bắt đầu học lập trình chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy mơ hồ, mông lung như một trò đùa phải không. Đừng quá lo lắng, ai mới bắt đầu một lĩnh vực mới, đặc biệt lại còn tự học thì hoang mang là chuyện thường thôi.
Tuy nhiên lo lắng một chút thôi rồi đứng dậy đi tìm cách giải quyết nhé các bạn. Và để giúp bạn có thể tự tin và định hướng rõ ràng được hướng đi trong thời gian đầu mới học lập trình, dưới đây CodeGym Đà Nẵng sẽ tổng hợp lại 5 kinh nghiệm quý báu mà bạn cần ghi nhớ và áp dụng khi khởi đầu tự học học lập trình.
Bài Test Online đánh giá năng lực và mức độ phù hợp của bạn với lĩnh vực này nhé
Nội dung
Chọn cụ thể một mảng trong lập trình
Charles–Augustin Sainte–Beuve – nhà phê bình hàng đầu Pháp trong thế kỷ XIX đã từng chia sẻ
“If you want to succeed, limit yourself” (nghĩa là Nếu bạn muốn thành công, thì hãy giới hạn bản thân)
Lập trình là một lĩnh vực rộng lớn. Bạn không thể học cùng lúc hết tất cả các kiến thức. Khi mới bắt đầu hành trình học lập trình, điều quan trọng là bạn cần phải xác định rõ ràng bạn muốn theo mảng nào. Ví dụ như theo web, game, Mobile, AI, lập trình nhúng hay hay mảng nào.
Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi việc bị choáng ngợp trước biển trời rộng lớn của kiến thức. Nó giúp giới hạn lại những gì bạn cần học, từ đó giúp bạn tập trung tối đa vào một lượng kiến thức vừa đủ sức học của bạn để tạo điểm khởi đầu tốt đẹp.
Ông bà ta có câu “Đầu xuôi đuôi lọt”. Vì vậy nếu thời gian đầu việc học của bạn hiệu quả thì sẽ gia tăng sự hứng thú cho quá trình học sau này.
Ngành công nghiệp phát triển phần mềm rất rộng lớn và liên tục thay đổi với tốc độ như vũ bão. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu tổng quan về những gì liên quan đến lập trình và phát triển phần mềm nói chung để xem bản thân phù hợp mảng nào.
Đây là 2 nguồn thông tin hữu ích để cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về nghề lập trình và phát triển phần mềm là gì.
Sau khi bạn đã có một cái nhìn tổng thể chung, bạn nên xác định một lĩnh vực thực sự khiến bạn hứng thú. Trả lời các câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn trên hành trình tìm kiếm lĩnh vực thích hợp của bạn.
- Bạn hy vọng đạt được điều gì khi học lập trình? Bạn muốn kiếm tiền từ việc làm tự do, kiếm một công việc tốt hay xây dựng ý tưởng khởi nghiệp của mình?
- Bạn muốn xây dựng loại hệ thống nào? Web (backend hay frontend), thiết bị di động (Android hoặc iOS), máy tính để bàn, nhúng, phân tích dữ liệu, v.v.
Việc chọn lựa học mảng nào không có nghĩa là bạn không thể thử các lĩnh vực mới khác hoặc thử nghiệm sau này trong sự nghiệp của mình, nhưng hãy bắt đầu với một lĩnh vực cho thật vững chắc trước đã nhé.
Chọn lọc tài nguyên học tập phù hợp
Sau khi xác định được lĩnh vực nào mà bản thân sẽ theo đuổi thì coi như bạn đã thành công được bước đầu rồi đấy. Nếu không thì bạn sẽ cứ “chìm lặn” mãi trong vô số lĩnh vực của ngành phần mềm này tới mức bạn thấy nó thật “hỗn độn” để bắt đầu học.
Điều tiếp theo cần làm là tìm các tài nguyên học tập liên quan đến lĩnh vực bạn muốn theo đuổi. Khi quyết định sử dụng tài nguyên học tập nào, hãy chọn những tài nguyên có dạy lý thuyết cùng với các bài tập để thực hành. Hãy nhớ lưu ý những điểm sau:
- Những ngôn ngữ và công nghệ nào được sử dụng trong lĩnh vực bạn muốn học? Lập danh sách những điều tối thiểu bạn cần học trong thời gian đầu. Mình nhấn mạnh là chỉ là những kiến thức tối thiểu thôi, vì đơn giản bạn không nên “ôm đồm” tìm hiểu mọi thứ trong lĩnh vực ngay khi mới chỉ vừa bắt đầu được. Bạn sẽ phải cần thêm một thời gian dài nữa.
- Bạn cần những công cụ gì? Tìm ra các công cụ bạn cần học. Một trình soạn thảo mã? Một số phần mềm bạn cần cài đặt để học?
- Trình tự học tập là gì? Nên ưu tiên học cái nào trước, cái nào tiếp theo? Hãy nhớ luôn bắt đầu với các nguyên tắc cơ bản và tiếp tục từ đó.
Danh sách các tài nguyên học tập miễn phí phù hợp cho người mới bắt đầu mà bạn có thể tham khảo. Xem ngay>>>
Tập trung và kiên định với những gì lựa chọn
“Nếu bạn đuổi theo hai con thỏ, bạn sẽ không bắt được con nào”.
Nếu bạn đã đạt được hai điều chia sẻ ở trên, thì thật tuyệt vời, chúc mừng bạn đã làm được. Nhưng hành trình để tự học học lập trình nó không chỉ đơn giản vậy thôi đâu. Bạn không chỉ quan tâm đến những thứ bên ngoài, mà bạn cần phải chuẩn bị tâm lý, tinh thần, năng lượng bên trong bạn để có thể theo đuổi con đường này đến cùng được.
Khi bạn đã có được những nguồn tài nguyên, biết được mình nên học gì thì bây giờ là lúc để học những điều đó một cách tuần tự, không phải đồng thời. Chậm mà chắc, đừng vội vàng, nôn nóng, đặc biệt là ở thời gian đầu. Đây là giai đoạn xây dựng “móng” cho ngôi nhà “lập trình” của bạn. Nếu bạn vội vàng bỏ băng qua những kiến thức cơ bản thì sau này bạn càng cực khổ hơn thôi.
Hãy làm một cái gì đó, bất cứ điều gì!
“Sự khác biệt giữa bạn và những người có tài năng đó là thực hành”
Là một người mới bắt đầu học lập trình, bạn rất dễ gặp khó khăn ở giai đoạn chuyển giao từ lý thuyết đến bước thực hành. Lúc này bạn sẽ rất dễ rơi vào “vòng tròn hướng dẫn”. Bạn cứ xem hết hướng dẫn này đến hướng dẫn khác mà không bao giờ dám đụng tay vào thực hành. Rất nhiều người gặp khó khăn ở giai đoạn này và ở lại mãi trong vòng tròn luẩn quẩn này.
Dù khó khăn và có thể cảm thấy bị đủ thể loại cảm xúc dằn vặt như sợ sai, còn nghi ngờ bản thân, nản, lười, trì hoãn,…nhưng bạn phải tập thực hành liên tục lặp đi lặp lại giữa việc học và thực hành.
Đây là lý do tại sao mình nhấn mạnh việc chọn các tài nguyên học tập lý thuyết có kèm theo nhiều bài tập để giúp bạn bắt đầu thực hành. Hãy đảm bảo rằng bạn phải rèn luyện code chứ không chỉ đơn thuần là đọc những kiến thức lý thuyết và xem hướng dẫn.
Nó không cần phải quá màu mè, vĩ mô lắm đâu. Điều quan trọng nhất là bạn viết mã, gặp lỗi, google cách gỡ lỗi và hiểu thêm. Luyện tập giúp củng cố kiến thức, việc luyện tập một dự án thực tế tốt hơn 10 lần so với việc chỉ ngồi xem những hướng dẫn.
Kết nối với cộng đồng lập trình
Tham gia cộng đồng, các câu lạc bộ hay đơn giản chỉ là các nhóm về lập trình trên mạng xã hội. Khi bạn đặt bản thân vào mạng lưới này, bạn sẽ được truyền cảm hứng và học hỏi thêm được nhiều thứ từ chính những người có thể có cùng khởi điểm học lập trình giống bạn.
Ngoài ra bạn có thể kết nối với những người có cùng đam mê học lập trình thông qua việc “bán bản thân” trên các nền tảng như GitHub, Quora, Facebook,… Điều này nghĩa là bạn chia sẻ về đam mê học lập trình của bạn, những gì hiện bạn đang học, làm và mong muốn tìm hiểu về kiến thức gì. Điều này giúp bạn tiếp cận với nhiều người trong hệ sinh thái lập trình và mở ra nhiều cơ hội hơn.
Từ những mạng lưới kết nối này, bạn có thể đặt những câu hỏi, vấn đề mình đang gặp phải để nhờ sự hỗ trợ từ mọi người. Thật sự thì không phải lúc nào mọi thắc mắc của bạn cũng sẽ được giải đáp 100% đâu. Nhưng nó vẫn là một trong những cách làm phổ biến của nhiều người học lập trình đang sử dụng.
Lời kết
Đây là kinh nghiệm cá nhân mà chúng mình thu thập lại được, bạn có thể dùng làm nguồn tham khảo, hoặc khám phá ra cho mình cách học tốt hơn. Mình hy vọng những kinh nghiệm này đã mang lại một số điều rõ ràng cho hành trình bắt đầu tự học học lập trình của bạn.
Cuối cùng, mình muốn nói rằng viết mã đã khó, và việc vượt qua giai đoạn bắt đầu có thể còn khó hơn. Bạn chắc chắn sẽ gặp phải một số ngày tồi tệ, nản muốn bỏ cuộc luôn.
Chỉ cần nhớ là hãy thoải mái với bản thân vào những ngày mà mọi thứ không có ý nghĩa gì. Về lâu dài, sự kiên định và kiên trì học tập của bạn chắc chắn sẽ được đền đáp.
Và bây giờ hãy tiếp tục và trở nên tuyệt vời bạn nhé!
Khoá học lập trình ngắn hạn cho người mới bắt đầu từ con số 0
0 Lời bình