Mục tiêu
Ứng dụng hiển thị thời gian của server- Lần đầu tạo được một ứng dụng PHP đơn giản.
Mô tả- Ứng dụng hiển thị thời gian của server
Ứng dụng của chúng ta chỉ gồm một trang với một chức năng đơn hiển thị thời gian hiện tại của máy chủ.
Hướng dẫn nộp bài :
- Up bài lên Github
- Dán link vào phần nộp bài và nhấn nút Submit
Các bước thực hiện
Bước 1: Tạo thư mục chứa mã nguồn.
- Với XAMPP trên Windows: Đến thư mục htdocs của Apache
- Với Apache trên Linux (Ubuntu, Debian, CentOS, v.v…): Đến thư mục /var/www
Tạo một thư mục con, đặt tên là server_time. Đây sẽ là thư mục chứa mã nguồn của chúng ta.
Bước 2: Tạo file index.php
Bên trong thư mục server_time tạo một file mới, đặt tên là index.php.
Thử viết dòng chữ sau vào file index.php: “Xin chào”.
Bước 3: Truy cập trang index.php từ trình duyệt
Mở trình duyệt và gõ vào địa chỉ http://localhost/server_time. Trang web sẽ hiển thị thông điệp “Xin chào”.
Nếu không thấy thông điệp “Xin chào” thì chắc chắn chúng ta đã không làm tốt ở một bước nào trước đó, hãy kiểm tra lại cẩn thận, hoặc nhờ sự trợ giúp của huấn luyện viên\trợ giảng\bạn học\…
Bước 4: Hiển thị thời gian của máy chủ
Nếu bước 3 đã thành công thì có nghĩa là ứng dụng của chúng ta đang hoạt động tốt, bây giờ hãy tạo một trang web đơn giản và chèn vào đó một câu lệnh PHP để hiển thị thời gian của máy chủ.
<html> <head> <title>Thời gian hiện tại</title> </head> <body> <h1> Bây giờ là: <?php echo date('Y-M-d h:m:s'); ?> </h1> </body> </html>
Đoạn mã ở trên bao gồm các thẻ HTML cơ bản, và một câu lệnh PHP duy nhất trong đó sử dụng hàm date(). Hàm date() có chức năng trả về thời gian theo một định dạng nhất định (Năm-Tháng-Ngày Giờ:Phút:Giây).
Chúng ta có thể thay đổi định dạng thời gian theo mong muốn của mình, chi tiết về hàm date() và cách sử dụng các định dạng thời gian có thể tham khảo ở đây: http://php.net/manual/en/function.date.php
Bước 5: Tải lại trang web ở trình duyệt để quan sát kết quả.
Hãy thử thay đổi định dạng của thời gian và tải lại trang web để quan sát thay đổi.
Chúc mừng bạn! Chúng ta đã hoàn thành ứng dụng web đầu tiên với PHP, các bước đã thực hiện bao gồm:
1. Tạo một thư mục mới bên trong htdocs (hoặc /var/www/
2. Tạo một tệp index.php để chứa mã nguồn
3. Đưa mã nguồn vào tệp index.php
4. Truy cập trình duyệt để quan sát kết quả
Mã nguồn mẫu: https://github.com/codegym-vn/server-time
Demo: http://demo.codegym.vn/lamp/1/server_time/
Trên đây CodeGym đã cùng với bạn luyện tập về component data binding trong Angular. Hãy chụp ảnh màn hình và nộp bài thực hành của bạn trên CodeGymX để cùng nhau luyện tập nhé!
0 Lời bình